Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trăn - Nghề Thu Lợi Lớn

Nuôi Trăn - Nghề Thu Lợi Lớn
Ngày đăng: 29/03/2012

Trong tự nhiên, trăn thường sống theo đôi, một đực và một cái. Chúng thường tìm những nơi yên tĩnh, râm mát hoặc ẩm ướt để làm nơi trú ngụ. Giống với nhiều loài bò sát khác, trăn có hiện tượng ngủ đông. Chúng sẽ ngủ trong hang tới hết mùa đông. Khi khí hậu ngoài trời đã ấm lên, chúng mới mò ra để đi kiếm ăn.Ảnh minh họa

Thức ăn của trăn chủ yếu là các loài động vật máu nóng như: Chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, chuột... Nó cũng ăn thịt gia súc, gia cầm và các phụ phẩm của lò mổ. Vì chúng thường ăn mồi động nên khi cho trăn ăn thịt, ta nên buộc mồi vào dây hoặc vào một cái que rồi đung đưa để kích thích nó đớp mồi.

Trăn giống với rắn, 2 hàm răng không bị khống chế bởi khớp vào nhau, do đó, nó có thể mở miệng rất to, giúp nó nuốt được cả những con mồi lớn hơn. Ta thấy nó ngoạm cả một con chó và cố nuốt bằng được. Con chó nhích tới đâu, ta thấy thân con trăn ở đó phình lên. Sau đó, nó cuộn thân quanh một gốc cây để ép con mồi nát ra rồi tiêu hóa dần dần. Mỗi lần ăn một món mồi lớn như vậy, nó có thể nghỉ cả tuần rồi mới lại đi kiếm ăn.

Người ta ước tính, khi trăn còn nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) nó ăn lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng của nó trong vòng 1 tháng. Nó có thể chia ra làm 7-10 lần ăn. Thế còn khi từ 6 tháng tới 1 năm tuổi, lượng thức ăn là 20% trọng lượng cơ thể nó trong 1 tháng và chia làm 5-6 lần.

Tới khi đã trên 1 tuổi, lượng thức ăn là 10% trọng lượng cơ thể và chia làm 2-4 lần/tháng. Như vậy không phải cho trăn ăn hàng ngày như các loài khác. Tuy nhiên, ta phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ nước sạch để trăn tắm và uống, nó rất cần nước.

Giống với rắn, trăn phải lột xác thì mới lớn lên được. Ta phải lưu ý, lúc sắp lột xác, trăn không ăn nữa và rất hung dữ, nên tránh động vào nó lúc đó. Khoảng 20 ngày sau nó mới trở lại bình thường và lớn rất nhanh. Để nuôi trăn, ta có thể đóng chuồng với kích cỡ 3x1x1m. Mỗi chuồng đó nuôi được 10 con từ 1-2 tháng tuổi đến lúc xuất bán.

Với trăn sinh sản, ta nuôi riêng con đực và con cái. Khi thấy trăn động dục (tức là lúc nó lồng lộn tìm lối ra để đi gặp con đực và tiết ra một chất dịch có mùi đặc trưng) thì ta cho chúng vào với nhau. Nó sẽ cặp đôi ngay, xoắn chặt và giao phối trong vòng 2-3 giờ liền.

Trăn cái mang thai 3 tháng rồi đẻ trứng. Tùy cỡ trăn mà nó đẻ từ 10-100 trứng, sau đó nó thu trứng lại và nằm cuộn tròn lên trên để ấp. Đầu nó luôn ngỏng lên để quan sát và đề phòng những kẻ phá hoại. Trứng được ấp liên tục 60 ngày thì nở.

Trăn con nở ra nặng khoảng 100g và dài từ 40-60cm. Nó lập tức ngọ nguậy để tìm hiểu môi trường xung quanh. Tới 10 ngày tuổi, ta có thể bơm thức ăn đã xay nhuyễn cho nó ăn. Dần dần ta băm nhỏ thịt và đút cho nó ăn. Sau 1 tháng, ta cho nó tập ăn dần mồi sống như ếch, nhái, chuột con... Nếu nuôi tốt, sau 1 năm trăn có thể dài 2-2,5m và nặng khoảng 5-10kg, lúc này bán là vừa. Tuy nhiên, ta có thể nuôi nó lâu hơn, tuổi thọ của trăn độ 15-20 năm.

Nuôi trăn là một nghề có thể thu lợi lớn. Vùng nào có điều kiện, bà con nên nuôi trăn.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

28/10/2014
An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

28/10/2014
Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

28/10/2014
Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi” Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi”

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

28/10/2014
Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

28/10/2014