Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Nuôi tôm trên ruộng muối vào mùa mưa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con diêm dân huyện Long Điền.
Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.
Ông Huỳnh Văn Thuyết, một trong số những diêm dân ở xã An Ngãi lần đầu tiên nuôi tôm cho biết, năm nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN), ông đã phối hợp nuôi 1 ha tôm sú trên ruộng muối của mình. Tính đến nay, tôm nuôi trong ao được hơn 2,5 tháng tuổi, đạt trọng lượng 80 con/kg. Ông Thuyết tính toán, nếu “thuận buồm xuôi gió”, ông có thể thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Gia, một diêm dân ở thị trấn Long Điền cho biết, năm nay, ông được Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú trên ruộng muối với diện tích 0,5 ha. Qua thực hiện mô hình, ông đang rất tự tin cho dự định của mình: “Qua năm, tôi sẽ nâng bờ thêm 4 - 5 ha ruộng muối đưa vào nuôi tôm trong mùa mưa”.
Tại cuộc hội thảo đầu bờ ngày 17-9 vừa qua tại ao nuôi tôm của ông Thuyết, từ những kết quả ban đầu các hộ nuôi đạt được, nhiều diêm dân cũng rất tâm đắc về mô hình này, vì nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích nhờ kết hợp giữa sản xuất muối trong mùa nắng và nuôi tôm trong mùa mưa. Theo ông Gia tính toán, nghề muối có đầu ra bấp bênh, giá luôn thấp và tiêu thụ khó khăn, trong khi đó, nếu người dân có vốn đầu tư thì việc nuôi tôm có thể tăng thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Để giúp cho bà con diêm dân “chịu” nuôi tôm vào mùa mưa là một sự nỗ lực lớn của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm KNKN. Ông Thái Thành Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền cho biết, dự án nuôi tôm trên ruộng muối được Phòng phối hợp với Trung tâm KNKN triển khai thực hiện từ năm 2011. Trước khi triển khai mô hình này, Trung tâm KNKN đã tổ chức cho bà con diêm dân trong huyện tham quan thực tế tại một số hộ nuôi tại phường 12 (TP. Vũng Tàu). Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng ao nuôi chưa bảo đảm nên năm 2012, huyện Long Điền mới triển khai và vận động bà con diêm dân nuôi tôm theo mô hình này.
Việc nhiều bà con quan tâm đến mô hình này là tín hiệu lạc quan cho việc khai thác, nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng ruộng muối huyện Long Điền. Theo ông Hải, huyện Long Điền hiện có hơn 500 ha ruộng muối, tuy nhiên từ trước đến nay, nhiều bà con diêm dân chỉ biết mỗi nghề làm muối, do vậy đời sống kinh tế không bảo đảm. Từ hiệu quả của mô hình nuôi tôm trên ruộng muối, thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền sẽ tiếp tục vận động bà con diêm dân kết hợp nuôi tôm trên ruộng muối; đồng thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng thêm 1 mô hình nữa vào năm 2013 để nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền nhân rộng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của bà con diêm dân là vốn sản xuất, bởi theo tính toán của ông Nguyễn Văn Gia, để nuôi được tôm trên ruộng muối, trên mỗi ha người nuôi bỏ ra khoảng hơn 250 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định và chi phí con giống, thức ăn… Đây là khoản chi phí lớn mà không phải diêm dân nào cũng đáp ứng được. Chính vì vậy, tại cuộc hội thảo đầu bờ vừa qua, nhiều bà con diêm dân Long Điền cũng băn khoăn và mong có được nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện chương trình này.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Phúc có 3 công ruộng ở vị trí không được tốt nên hiệu quả canh tác lúa không cao, anh phải tìm kế sản xuất (SX) khác để nuôi sống 4 miệng ăn. Tình cờ anh xuống thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng nên về làm thử. Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng anh bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi anh kiên nhẫn học hỏi kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu. Từ chỗ nuôi lỗ, anh hòa vốn và có lời.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.