Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi

Nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi
Ngày đăng: 20/07/2015

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng và diễn ra trên diện rộng như hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới ngày càng được chú trọng. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một mô hình nuôi bền vững mang tính an toàn cao, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi đã đổi mới mô hình nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi nhằm cải thiện môi trường nước, giảm thiểu dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng và bệnh gan tụy. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm giảm chu trình phát sinh bệnh, giảm những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm, cải thiện được chất lượng nước ao nuôi.

So với hình thức nuôi tôm thông thường, mô hình nuôi tôm thương phẩm sử dụng nguồn nước cấp từ ao nuôi cá rô phi có sự khác biệt trong một số khâu kỹ thuật: cơ sở ao nuôi cần phải có ao chứa, lắng và ao xử lý; thời gian cải tạo ao, phơi nền đáy ao dài ngày hơn; hạn chế tối đa sử dụng hóa chất và đặc biệt trong ao chứa có thả nuôi cá rô phi. Cá rô phi được cho là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò “dọn vệ sinh” cải tạo môi trường nước.

Bà Bùi Thị Nguyệt - chủ hồ nuôi cho biết: “Trong thời gian nuôi với hình thức nuôi mới, tôm phát triển tốt, lớn nhanh, ít sử dụng các hóa chất trong quá trình nuôi, môi trường nước rất ổn định, qua 82 ngày nuôi kích cỡ thương phẩm đạt bình quân 140 con/kg, sản lượng ước đạt 2.200kg, với giá bán như hiện nay quá thấp 75.000 đồng/kg, dù lợi nhuận thu về không cao nhưng gia đình tôi rất vui”.

Theo đánh giá của ông Ngô Hữu Hạ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi, đây là hình thức nuôi mới được áp dụng trong vùng nuôi có dịch với kết quả đạt được là rất tốt, cần được nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh nhằm rút ra kinh nghiệm để hạn chế rủi ro cho nghề nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Nòi Lai Thoát Nghèo Nuôi Gà Nòi Lai Thoát Nghèo

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

30/10/2012
Vườn Dừa Mẫu Lớn Vườn Dừa Mẫu Lớn

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

31/10/2012
Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

02/11/2012
Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

03/11/2012
Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh Tỷ Phú Cao Su Xứ Thanh

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

04/11/2012