Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh, cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Nuôi tôm theo công nghệ này tôm thu hoạch có gan đen và vỏ xanh đen, tôm chắc thịt, hệ số thức ăn 0,9.
Đặc biệt, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Thực hiện quy trình làm giảm rủi ro tôm chết trước 1 tháng tuổi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000m2.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý (12/14) để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Đồng thời, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%.
nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) còn 53 hộ nghèo (chiếm 17,3%). Theo các cán bộ xã, nguyên nhân là do giao thông đi lại khó khăn; nhiều hộ chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo; sản xuất còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên; áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế…

Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.

Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.

Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết kinh tế vườn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của xã nông thôn mới Bạch Đằng. Nhờ bưởi Bạch Đằng được công nhận sản phẩm thương hiệu tập thể nên có đầu ra ổn định. Hiện bưởi Bạch Đằng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Kinh tế xanh được xem là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống lâu dài. Đây là mục tiêu hướng tới trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước, kể cả vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia như ĐBSCL.