Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh, cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Nuôi tôm theo công nghệ này tôm thu hoạch có gan đen và vỏ xanh đen, tôm chắc thịt, hệ số thức ăn 0,9.
Đặc biệt, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Thực hiện quy trình làm giảm rủi ro tôm chết trước 1 tháng tuổi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000m2.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý (12/14) để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Đồng thời, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%.
nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Tại các huyện miền núi của tỉnh An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là vùng Bảy Núi.

Nuôi trồng thủy sản vốn nhiều rủi ro, có thể khiến nhiều người tán gia bại sản nhưng cũng giúp cho nhiều người trở nên giàu có. Vậy nguyên nhân do đâu?

Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) vừa quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Mùa mưa bão đã cận kề, với đội tàu cá 6.862 chiếc, trong đó có gần 3.100 chiếc chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định lo rủi ro thiên tai gây thiệt hại cho ngư dân.

Hơn 50km bờ biển cùng 4 sông lớn chảy qua đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển thủy hải sản.