Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh, cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Nuôi tôm theo công nghệ này tôm thu hoạch có gan đen và vỏ xanh đen, tôm chắc thịt, hệ số thức ăn 0,9.
Đặc biệt, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Thực hiện quy trình làm giảm rủi ro tôm chết trước 1 tháng tuổi và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000m2.
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý (12/14) để vi sinh vật hữu ích phát triển; chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Đồng thời, động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%.
nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Bình Đại có diện tích vườn dừa khá lớn của tỉnh Bến Tre, với hơn 5.991ha, trong đó diện tích cho trái chiếm 5.234ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 50 triệu trái.

Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.