Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ

Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ
Ngày đăng: 10/04/2012

Ông Mai Văn Chánh (ảnh), Chủ nhiệm HTX lúa tôm Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa: Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy tôm chân trắng có thể sống trong ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn.
Hiện trong ấp Hòa Lời, chỉ có hai hộ nuôi thử nghiệm TTCT trong ruộng lúa, và vụ lúa năm 2011 đều cho kết quả khả quan, năng suất tôm đạt 0,35 và 1,67 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận khoảng 25-80 triệu đồng/ha/vụ. Dù lợi nhuận chưa thật sự lớn nhưng đối với người nông dân Mỹ Xuyên thì khoản thu bổ sung này rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống nuôi TTCT trong ruộng lúa của ông Chánh có diện tích 6.000m2, chia làm hai ao. Ban đầu TTCT được ươm trong ao nhỏ có diện tích 2.000m2 với độ mặn 20/00, sau đó tôm được chuyển sang ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn. Sau 2,5 tháng nuôi, cho thu hoạch 1.000 kg tôm, bán được 110 triệu đồng, lợi nhuận đạt 50 triệu đồng.
Theo ông Chánh, vụ lúa năm 2012 sẽ tiếp tục thả nuôi TTCT trong vụ lúa nhưng với mật độ thấp hơn 4-5 con/m2. Kinh nghiệm rút ra từ năm 2011, tỷ lệ sống TTCT đạt gần 100% nên trong một số thời điểm tôm quá dày ông phải san từ ao này sang ao khác. “Nuôi tôm theo phương thức này sẽ không ảnh hưởng đến việc lan truyền mầm bệnh từ TTCT sang tôm sú ở vụ nuôi tiếp theo, vì sau khi thu TTCT 1,5 tháng mới thu hoạch lúa và sau 3-3,5 tháng mới thả tôm sú vụ sau” - Ông Chánh khẳng định.

Hợp tác xã lúa - tôm Hòa Lời, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng trong nhiều năm liền là điểm sáng về mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL. Năm 2009, lúa của HTX đã được cấp chứng nhận GlobalGAP.

Có thể bạn quan tâm

Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần Giá Bò Giống Tăng Và Nguồn Thức Ăn Của Bò Ít Dần

Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.

18/08/2014
Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo Hỗ Trợ Đồng Bào Khmer Thoát Nghèo

Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.

18/08/2014
Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Ghi Nhận Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

18/08/2014
Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Phá Thế Độc Canh Nhờ Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

18/08/2014
Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi Duy Xuyên Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Đồi

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.

18/08/2014