Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy sản vào mùa thu hoạch sớm

Thủy sản vào mùa thu hoạch sớm
Ngày đăng: 29/09/2015

Hộ ông Hoàng Chục ở thôn Mai Dương, xã Quảng Phước (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) nuôi khoảng 2.000m2 tôm sú trên đầm phá.

Giữa tháng 8 vừa qua, gia đình ông đã thu hoạch xong, lãi trên 30 triệu đồng. Hộ ông Hoàng Đình ở thôn Phước Lý cũng nuôi diện tích tương tự, đến nay thu hoạch xong.

Không riêng hai hộ trên, đến nay, hầu hết các hộ nuôi tôm và nuôi xen ghép cá, cua ở xã Quảng Phước đều đã thu hoạch xong vụ tôm thứ hai trong năm, tránh thiệt hại do mưa lũ. Một số hộ còn lại dự kiến thu hoạch xong trong tháng 9.

 

Người dân Quảng Thọ giằng neo lống cá nuôi trên sông Bồ trong đợt bão số 3 vừa qua

Trong khi tôm nuôi cơ bản đã thu hoạch xong thì phần lớn các hộ nuôi cá đang thu hoạch tỉa để bán. Hộ ông Võ Văn Chương ở thôn 4, xã Quảng Công (Quảng Điền) nuôi hơn 7.000m2 xen ghép tôm-cá dìa. Từ cuối tháng 8, gia đình ông đã thu hoạch xong đối với tôm. Riêng cá dìa đang thu hoạch, số còn lại sẽ thu gom nhốt lồng để tránh lũ.

Tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các diện tích nuôi tôm, nuôi tôm xen ghép cá, cua ở các xã Hải Dương, Hương Phong (TX Hương Trà) cũng đã được người dân thu hoạch xong. Hộ ông Đặng Duy Đấu ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong nuôi gần 1.000m2 tôm xen cua, cá đã được thu hoạch cách đây 10 ngày.

Ông Đấu nói: “Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, năm nay người dân thu hoạch sớm hơn vì diễn biến bão, lũ thất thường. Thủy sản còn nhỏ chưa đến kỳ thu hoạch mà xuất bán có thể bán giá không cao, lãi ít nhưng còn hơn để mưa lũ gây thiệt hại hoàn toàn”.

Lo ngại nhất là nhiều hộ nuôi cá lồng trên các sông đến nay vẫn chưa thu hoạch, do người dân vẫn còn chủ quan, chưa tuân thủ khung lịch thời vụ, thả nuôi chậm, đến nay cá vẫn còn nhỏ chưa thể thu hoạch. Hộ ông Trần Viết Hùng ở thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ nuôi 3 lồng cá trắm, mè, chép chia sẻ:

“Trước cơn bão số 3 vừa qua, gia đình tôi đã giằng neo các lồng cá vào các gốc cây an toàn; đang tiếp tục theo dõi để có biện pháp bảo vệ trong các đợt bão lũ tới”.

Đối với các diện tích nuôi tôm chân trắng trên cát thường ít bị ảnh hưởng do bão, lũ. Tuy nhiên, bão, lũ thường gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước trong ao hồ. Đến nay, hầu hết diện tích nuôi tôm trên cát vẫn chưa thu hoạch, người dân tiếp tục theo dõi, chăm sóc tôm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tôm nuôi trên cát đều đang phát triển tốt, chưa có dấu hiệu xảy ra dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dân cần thường xuyên theo dõi hệ thống đê bao, mực nước trong hồ để có biện pháp xử lý, gia cố tránh bị vỡ đê gây thiệt hại; thường xuyên đo nồng độ PH, các yếu tố môi trường trong hồ để điều chỉnh hợp lý.

Đối với các ao hồ thả nuôi sớm, nếu bán được thì nên thu hoạch.

Năm nay, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 6.780 ha thủy sản các loại tôm, tôm xen ghép, cá; trong đó, nuôi chuyên tôm trên cát khoảng 1.200 ha, còn lại chủ yếu nuôi xen ghép tôm-cá-cua…

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh thông tin, đến nay hầu hết các diện tích nuôi trồng thủy sản đã được người dân thu hoạch.

Riêng đối với nuôi lồng trên sông Bồ, sông Ô Lâu, đầm phá vẫn còn khá nhiều lồng chưa thu hoạch. Chi cục yêu cầu các địa phương vận động người dân thu hoạch, các lồng cá còn quá nhỏ cần có biện pháp giằng neo, bảo vệ an toàn.


Có thể bạn quan tâm

2 vụ nuôi tôm đều thua lỗ nặng 2 vụ nuôi tôm đều thua lỗ nặng

Ngày 26.10, đại diện Phòng NNPTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, kết thúc 2 vụ nuôi tôm sú và thẻ chân trắng năm 2015, phần lớn ngư dân địa phương đều bị lỗ vốn trên diện tích đầu tư 650ha, do dịch bệnh tàn phá các ao nuôi.

31/10/2015
Nuôi cá chạch bùn hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản Nuôi cá chạch bùn hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản

Chạch bùn là loại cá thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhưng từ trước đến nay loại cá này chủ yếu được khai thác từ thiên nhiên nên hiệu quả kinh tế không cao.

01/11/2015
Nuôi tôm tiên tiến Nuôi tôm tiên tiến

Hiện mô hình nuôi tôm ao nhỏ khoảng 2.000m2 có xi phông đáy đang được nhiều trang trại khác ứng dụng. Tân Nam cũng là điểm sáng trong việc bảo vệ môi trường và cộng đồng.

01/11/2015
Phát triển cá lồng bè trên biển Phát triển cá lồng bè trên biển

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...

01/11/2015
Tận diệt sò giá Tận diệt sò giá

Trước đây, người dân chỉ bắt sò giá loại lớn để làm thức ăn cho tôm hùm. Nhưng hiện nay, vì thương lái đổ xô mua loại sò này với giá cao nên người dân khai thác triệt để.

01/11/2015