Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh

Ông Phạm Văn Út, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết, thời gian qua trên địa bàn huyện đã có một số hộ dân thả nuôi thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú xen canh với tôm càng xanh trên nền đất lúa mang lại hiệu quả cao.
Một số hộ nuôi đạt 500 kg tôm càng xanh/ha/vụ, trong khi lượng tôm sú thu hoạch ít hơn mô hình nuôi bình thường không đáng kể.
Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.
“Theo tôi, ngành chuyên môn nên có mô hình nuôi thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả cụ thể.
Từ đó hoàn thiện quy trình nuôi để khuyến cáo người dân thực hiện, mở rộng mô hình”, ông Út kiến nghị.
Theo kế hoạch, vụ nuôi 2015, Kiên Giang có kế hoạch phát triển 2.000 ha tôm càng xanh xen lúa, với sản lượng 1.000 tấn tôm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Việc điều tra sự tương tác giữa vi khuẩn và vật chủ xảy ra trong đường tiêu hóa có thể dẫn đến các chiến lược mới để phòng ngừa, kiểm soát các bệnh nhiễm trùng

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm đã kéo theo việc suy giảm sản lượng trên toàn thế giới mà nguyên nhân chính là việc bùng phát dịch bệnh

Phòng bệnh vàng mang, vàng gan trên tôm cần được thực hiện từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khâu lựa chọn con giống chất lượng không mang mầm bệnh

Giới thiệu mô hình nuôi tôm sú bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp

Cần kiểm soát các chỉ số của môi trường nước đặc biệt là lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ Ph và theo dõi, chăm sóc tôm nuôi kĩ hơn so với thời điểm nuôi