Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến - Tạo Nguồn Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến - Tạo Nguồn Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu
Ngày đăng: 21/06/2012

Không đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, không cần quá nhiều vốn và diện tích, rủi ro thấp là những ưu điểm của nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sau một thời gian áp dụng thành công, đây là mô hình đang được chú ý nhân rộng.

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế, xã hội 5 tháng đầu năm vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Phạm Thành Tươi chỉ đạo, phấn đấu đạt diện tích 100.000 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến vào năm 2020.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đang tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có khoảng 19.750 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến với năng suất bình quân từ 500 - 700 kg/ha/vụ nuôi.

Không khó để nhân rộng

Nếu phát triển được diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến đạt 100.000 ha theo kế hoạch thì bài toán về nguyên liệu cho xuất khẩu sẽ được giải.

Là một trong những nông dân khá thành công trong việc áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, ông Mai Văn Cửu, ấp Hiệp Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, bộc bạch: “Không chỉ đạt năng suất 500 - 700 kg/ha/vụ, nếu chăm sóc kỹ có thể lên trên 1 tấn/ha/vụ.

Thật sự nuôi quảng canh cải tiến không khó hơn nhiều so với nuôi quảng canh truyền thống”. Đó cũng là khẳng định của ông Võ Thanh Hòa, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng và nhiều lão nông ở các xã nuôi tôm quảng canh cải tiến thành công trên địa bàn huyện Phú Tân.

Ông Võ Thanh Hòa tiết lộ, nuôi tôm quảng canh cải tiến không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật như nuôi tôm công nghiệp. Có chăng là quản lý nguồn nước và sử dụng chế phẩm sinh học, cho ăn đúng theo hướng dẫn.

Mô hình này không đòi hỏi vốn lớn nên phần lớn nông dân đều có thể áp dụng. Đây là hình thức nuôi tôm với mật độ cao hơn nuôi quảng canh bình thường. Trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học và bổ sung thức ăn cho tôm nuôi.

Ông Nguyễn Lữ Hiền, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, chia sẻ, với 7.000 m2 đất nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao. Sau hơn 4 tháng nuôi, trừ hết chi phí, gia đình thu lãi trên 80 triệu đồng. Nuôi tôm quảng canh cải tiến không khó, chỉ cần xây dựng đầm nuôi đúng kỹ thuật, có ao lắng nước, sử dụng chế phẩm sinh học và cho ăn đúng thời điểm.

Thời gian qua, nuôi tôm quảng canh cải tiến được huyện Phú Tân đẩy mạnh nhân rộng. Trong 25 điểm triển khai, mô hình đều cho kết quả khả quan với năng suất bình quân đạt trên 500 kg/ha/vụ nuôi.

Ông Võ Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết, bên cạnh việc khích lệ các hộ dân có đủ điều kiện về kinh tế cũng như khoa học - kỹ thuật đầu tư nuôi tôm công nghiệp thì huyện còn ưu tiên phát triển, nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Hiện nay, hình thức nuôi này đang phát triển nhanh và hứa hẹn mang lại nhiều thành công cho người dân.

Bước đệm cho tôm công nghiệp

Với tiềm lực kinh tế cũng như sự hiểu biết về khoa học - kỹ thuật hiện nay của nông dân, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể xem là bước đệm cho mục tiêu phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp vào năm 2015.

Bởi lẽ, qua quá trình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từng bước sẽ trang bị thêm kiến thức, sự am hiểu về khoa học - kỹ thuật cho người nông dân. Đây là mô hình giúp nông dân tích lũy về vốn và kỹ thuật khi bắt tay vào nuôi tôm công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi chỉ đạo, các địa phương cần nhanh chóng nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trong nhân dân. Từng bước thay thế hình thức nuôi quảng canh truyền thống, phấn đấu đạt diện tích 100.000 ha vào năm 2020. Song song đó, khuyến khích những hộ có đủ điều kiện phát triển nuôi tôm công nghiệp.

Hiện nay, tổng sản lượng tôm nuôi bình quân của tỉnh tuy có tăng hằng năm nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy trên địa bàn. Nếu đạt được diện tích 100.000 ha thì chỉ riêng sản lượng tôm nuôi từ mô hình quảng canh cải tiến có thể đạt đến con số 50.000 tấn so với khoảng 115.500 tấn tổng sản lượng tôm nuôi.

Như vậy, với sản lượng trên cùng nhiều hình thức nuôi trồng và khai thác khác, cơ bản đáp ứng đủ công suất của các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn.

Trên cơ sở hiệu quả mang lại của nuôi tôm quảng canh cải tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh nhận định, trong thời gian tới, sở tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân.

Đồng thời, kết hợp với các ngành có liên quan tiếp tục nhân rộng mô hình, cũng như tăng cường công tác quản lý dịch bệnh và nguồn tôm giống trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện giúp người dân nắm vững khoa học - kỹ thuật, từng bước tiếp cận với loại hình cho năng suất cao là tôm công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

04/11/2014
Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

04/11/2014
Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

04/11/2014
Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An) Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An)

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

04/11/2014
Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

04/11/2014