Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Từ một hộ nuôi thí điểm, đến nay, đã có hàng chục hộ làm hàng trăm lồng bè nuôi tôm hùm. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có định hướng, qui hoạch để người dân tránh khỏi những “vết xe đổ” như những nghề nuôi trồng thủy sản ở các địa phương.
Người đầu tiên nuôi tôm hùm ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là anh Nguyễn Ngọc Hiệp ở thôn Tây, xã An Vĩnh. Cuối năm 2012, sau khi đi tham quan học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm hùm xuất khẩu ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà; anh Hiệp đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng làm lồng bè, mua tôm hùm giống về thả nuôi. Đến nay, anh Hiệp mở rộng hơn 30 lồng nuôi tôm với khoảng 1.300 tôm con tôm giống. Anh Nguyễn Ngọc Hiệp cho hay, cái khó nhất trong nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu là khâu chọn giống và phòng bệnh cho tôm.
Thành công từ nuôi tôm hùm xuất khẩu của anh Nguyễn Ngọc Hiệp khiến nhiều hộ dân ở Lý Sơn mạnh dạn đầu tư nuôi tôm hùm xuất khẩu. Đến nay, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, hàng chục hộ và nhóm hộ có đến cả trăm lồng bè nuôi tôm hùm, với mật độ từ 50 đến hơn 100 con mỗi lồng.
Ông Trương Văn Thanh ở thôn Đông, xã An Hải cho biết: nếu thời tiết thuận lợi, sau hơn 1 năm nuôi tôm xuất khẩu, mỗi hộ có thể kiếm được từ 100 đến gần 200 triệu đồng. Các hộ nuôi tôm hùm mong muốn nhà nước ưu đãi lãi suất cho vay để nuôi tôm đạt kết quả. Đồng thời, bà con mong được tham gia các lớp tập huấn phòng ngừa dịch bệnh và hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm.
Huyện Lý Sơn hiện có khoảng 150 lồng bè nuôi tôm hùm nằm dày đặt trên luồng lạch ra vào Vũng neo trú tàu thuyền xã An Hải. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các bè tôm hùm vào mùa mưa bão là mối lo của chính quyền địa phương và các hộ dân nuôi tôm hùm hiện nay.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Việc nuôi tôm hùm ồ ạt đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về kinh tế biển, định hướng đầu tư mang tính toàn diện hơn vừa khai thác, nuôi trồng và vừa chế biến. Về nuôi trồng, 3 năm nay, nhân dân đã nuôi trồng những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Hiện tại mô hình nuôi tôm hùm giá trị kinh tế rất cao và đang phát triển đúng định hướng. Huyện đang qui hoạch nuôi trồng thủy sản để nhân định hướng rõ hơn cho người dân. Và quan trọng nhất trong việc nuôi trồng ở huyện đảo Lý Sơn là phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất, nhất là trong mùa thiên tai sắp đến.
Nuôi tôm hùm xuất khẩu đang mở ra nhiều triển vọng cho ngư dân Lý Sơn trong việc nâng cao thu nhập, giàu lên từ biển. Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm hùm xuất khẩu phát triển bền vững, rất cần những định hướng cụ thể từ chính quyền địa phương và ngành chức năng trong qui hoạch, phòng bệnh và giải quyết đầu ra cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.

Vẫn biết là cuộc sống không hiếm những lối rẽ bất ngờ, những sự đổi thay vượt quá những điều ta vẫn nghĩ, tôi không thể kìm được tiếng thốt ngạc nhiên khi đứng trước vườn cao su trồng mới năm 2008 của Nông trường An Phú thuộc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông…

Theo báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre), diện tích thả nuôi giống tôm biển ước đến hết 6 tháng đạt khoảng 1.200 ha, tập trung tại các xã: An Đức, Bảo Thuận, An Thủy, Tân Xuân, Vĩnh An, An Hòa Tây.

Khi việc tìm kiếm tôm sú ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các mức giá hợp lý, có một vài cuộc thảo luận của những người trong ngành cho rằng nó đang trở thành một sản phẩm cao cấp của thị trường ngách

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.