Nuôi tôm hùm như chăm con mọn

Hằng ngày, từ mờ sáng, ông Lem tất bật lo thức ăn cho 7.000 con tôm ở 90 lồng bè thả ở vùng biển xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh).
Nuôi tôm hùm phải chịu khó chăm sóc, giá tôm 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg, nếu trúng vụ mỗi năm có thể lãi vài tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lem cho biết: Đầu tiên phải mua giống tôm con về dưỡng.
Giai đoạn con non phải di chuyển lồng bè đến gần các bãi đá, san hô độ sâu 2 - 10 m.
Đến giai đoạn trưởng thành phải ra vùng nước sâu, thả tôm ở độ sâu 20 m.
Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.
Do đó, lồng bè phải thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ.
“Chúng tôi nuôi khá nhiều loại tôm hùm (tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm sen, tôm hùm bùn, tôm hùm út...).
Tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất, giá trị kinh tế cao nhất.
Khi lựa tôm con phải có kinh nghiệm mới lựa đúng loại này để nuôi, mới đạt hiệu quả”, ông Lem cho biết.
Phải thường xuyên theo dõi tôm nuôi.
Về giá trị con tôm, ông Lem cho biết: Giá tôm hùm cao nhất vào dịp Tết, có thể đến 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg tôm loại 1.
So với tháng 9, mỗi kg tôm có thể tăng lên 600.000 đồng.
Thu lợi từ vụ Tết có thể tăng thêm vài trăm triệu đồng.
Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên không ổn định, do phụ thuộc mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.
Thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo ông Lem, năm 2007 nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa gặp “địa chấn” bệnh sữa khiến 60% tôm chết; từ đó bệnh này trở thành mãn tính, năm nào cũng gây thiệt hại cho ngư dân.
Nghề nuôi tôm hùm cho thu nhập rất cao nhưng lỗ thì rất nặng.
Nhiều trường hợp vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để nuôi tôm, nhưng giá tôm hạ, tôm bệnh nhiều khiến người nuôi lỗ nặng.
Giá tôm cuối năm 2014 từ 1,8 đến 2 triệu đồng/kg tôm loại 1; đầu năm 2015 giảm còn 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg; nay còn 1,2 - 1,25 triệu đồng/kg.
Như vậy, mỗi kg tôm mất 400.000 - 750.000 đồng.
Với giá này, những ai mua con giống 500.000 - 520.000 đồng/con cầm chắc lỗ vốn; ai mới nuôi, giá giống 250.000 - 450.000 đồng/con thì phập phù, bất an.
Đau khổ nhất với người nuôi là tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng bỏ ăn, chết vì các bệnh đỏ thân, sữa, đen mang...
Có thể bạn quan tâm

Liên tục trong nhiều tháng qua, giá cá ngừ đại dương thu mua tại cảng không vượt quá 100.000 đồng/kg. Điều đáng nói, từ đầu năm đến nay sản lượng cá ngừ ngư dân đánh bắt không bằng các năm trước, thậm chí là mất mùa; doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng giá cá thu mua thì lại lên xuống thất thường.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.

Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.