Nuôi tôm hùm như chăm con mọn

Hằng ngày, từ mờ sáng, ông Lem tất bật lo thức ăn cho 7.000 con tôm ở 90 lồng bè thả ở vùng biển xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh).
Nuôi tôm hùm phải chịu khó chăm sóc, giá tôm 1,2 - 1,8 triệu đồng/kg, nếu trúng vụ mỗi năm có thể lãi vài tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lem cho biết: Đầu tiên phải mua giống tôm con về dưỡng.
Giai đoạn con non phải di chuyển lồng bè đến gần các bãi đá, san hô độ sâu 2 - 10 m.
Đến giai đoạn trưởng thành phải ra vùng nước sâu, thả tôm ở độ sâu 20 m.
Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.
Do đó, lồng bè phải thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ.
“Chúng tôi nuôi khá nhiều loại tôm hùm (tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm sen, tôm hùm bùn, tôm hùm út...).
Tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất, giá trị kinh tế cao nhất.
Khi lựa tôm con phải có kinh nghiệm mới lựa đúng loại này để nuôi, mới đạt hiệu quả”, ông Lem cho biết.
Phải thường xuyên theo dõi tôm nuôi.
Về giá trị con tôm, ông Lem cho biết: Giá tôm hùm cao nhất vào dịp Tết, có thể đến 1,6 - 1,8 triệu đồng/kg tôm loại 1.
So với tháng 9, mỗi kg tôm có thể tăng lên 600.000 đồng.
Thu lợi từ vụ Tết có thể tăng thêm vài trăm triệu đồng.
Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên không ổn định, do phụ thuộc mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.
Thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể 400.000 - 500.000 đồng/con.
Theo ông Lem, năm 2007 nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa gặp “địa chấn” bệnh sữa khiến 60% tôm chết; từ đó bệnh này trở thành mãn tính, năm nào cũng gây thiệt hại cho ngư dân.
Nghề nuôi tôm hùm cho thu nhập rất cao nhưng lỗ thì rất nặng.
Nhiều trường hợp vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để nuôi tôm, nhưng giá tôm hạ, tôm bệnh nhiều khiến người nuôi lỗ nặng.
Giá tôm cuối năm 2014 từ 1,8 đến 2 triệu đồng/kg tôm loại 1; đầu năm 2015 giảm còn 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg; nay còn 1,2 - 1,25 triệu đồng/kg.
Như vậy, mỗi kg tôm mất 400.000 - 750.000 đồng.
Với giá này, những ai mua con giống 500.000 - 520.000 đồng/con cầm chắc lỗ vốn; ai mới nuôi, giá giống 250.000 - 450.000 đồng/con thì phập phù, bất an.
Đau khổ nhất với người nuôi là tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng bỏ ăn, chết vì các bệnh đỏ thân, sữa, đen mang...
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.