Nuôi Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Độ mặn tốt nhất cho tôm giai đoạn ấu trùng là từ 10-12 phần ngàn. Các giai đoạn lớn hơn, tôm cần độ mặn thấp dưới 6 phần ngàn. Tôm giống và tôm lớn sống và tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên, độ mặn 2-5 phần ngàn tôm lớn tương đối nhanh hơn so với 0 phần ngàn. Do đó, tôm càng xanh có thể nuôi quanh năm ở khu vực nước ngọt và nước lợ (độ mặn Hiện nay, ở Bến Tre có hai hình thức nuôi: (1) nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa và (2) nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa.
- Đối với hình thức (1) có thể thả nuôi quanh năm.
- Đối với hình thức (2) thời điểm thả nuôi thích hợp là đầu tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm.
Con giống tôm càng xanh thả nuôi có 2 nguồn chủ yếu: con giống đánh bắt ngoài tự nhiên và con giống sản xuất nhân tạo ở các trại sản xuất giống thủy sản.
- Con giống đánh bắt ngoài tự nhiên đáp ứng tốt nhất cho hình thức nuôi (1) và (2). Tuy nhiên, sản lượng không nhiều nên khó có được số lượng lớn vì vậy không đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi tôm.
- Con giống sản xuất nhân tạo có khả năng cung cấp số lượng lớn và cũng đáp ứng tốt cho hình thức nuôi (1) và (2) nếu nó được sản xuất tốt và đạt chất lượng. Con giống nhân tạo đạt chất lượng phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật sản xuất, nguồn thức ăn và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất,… Nên khi mua con giống tôm càng xanh, người nuôi tôm nên chọn mua ở các trại sản xuất con giống đáng tin cậy, có uy tín và chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao

Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương

Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm

Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v...

Tôm càng xanh (TCX) Macrobrachium là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn.