Nuôi thủy sản trên ruộng lúa thu lãi từ 72-160 triệu đồng/ha

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, cả 3 mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa, với các đối tượng tôm càng xanh, cá trê vàng tại xã Vị Thanh và cá lóc trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Cụ thể, đối với diện tích 0,5ha cá lóc cho lợi nhuận 36 triệu đồng; 0,5ha cá trê vàng và 0,6ha tôm càng xanh đều cho lợi nhuận trên 80 triệu đồng.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, đây là cơ sở để các hộ dân tiếp cận thêm kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực để có thể vận dụng, nhân rộng mô hình thả nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
Nhất là góp phần giúp cho người dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Việc triển khai thực hiện các mô hình “nuôi thủy sản trên ruộng lúa” của ngành thủy sản Hậu Giang năm nay nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng diện tích mặt nước, hướng cho người dân áp dụng phương thức thả nuôi thủy sản hiệu quả, chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Theo thời vụ, khoảng tháng 6 hàng năm mới vào mùa thu hoạch chôm chôm. Thế nhưng, năm nay mới vào đầu tháng 5, nhiều nhà vườn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tất bật thu hoạch chôm chôm và bán được giá cao.

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…