Nuôi thủy sản trên ruộng lúa thu lãi từ 72-160 triệu đồng/ha

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, cả 3 mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa, với các đối tượng tôm càng xanh, cá trê vàng tại xã Vị Thanh và cá lóc trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Cụ thể, đối với diện tích 0,5ha cá lóc cho lợi nhuận 36 triệu đồng; 0,5ha cá trê vàng và 0,6ha tôm càng xanh đều cho lợi nhuận trên 80 triệu đồng.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, đây là cơ sở để các hộ dân tiếp cận thêm kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực để có thể vận dụng, nhân rộng mô hình thả nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
Nhất là góp phần giúp cho người dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Việc triển khai thực hiện các mô hình “nuôi thủy sản trên ruộng lúa” của ngành thủy sản Hậu Giang năm nay nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng diện tích mặt nước, hướng cho người dân áp dụng phương thức thả nuôi thủy sản hiệu quả, chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã tích luỹ được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11, cấp 12. Hiện gia đình có 30 ô lồng nuôi cá.

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.