Nuôi thủy sản trên ruộng lúa thu lãi từ 72-160 triệu đồng/ha

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, cả 3 mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa, với các đối tượng tôm càng xanh, cá trê vàng tại xã Vị Thanh và cá lóc trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Cụ thể, đối với diện tích 0,5ha cá lóc cho lợi nhuận 36 triệu đồng; 0,5ha cá trê vàng và 0,6ha tôm càng xanh đều cho lợi nhuận trên 80 triệu đồng.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, đây là cơ sở để các hộ dân tiếp cận thêm kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực để có thể vận dụng, nhân rộng mô hình thả nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
Nhất là góp phần giúp cho người dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Việc triển khai thực hiện các mô hình “nuôi thủy sản trên ruộng lúa” của ngành thủy sản Hậu Giang năm nay nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng diện tích mặt nước, hướng cho người dân áp dụng phương thức thả nuôi thủy sản hiệu quả, chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.