Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học
Ngày đăng: 14/04/2015

Tuy nhiên, người nuôi cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, coi trọng số lượng mà chưa thực sự chú ý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi và dịch bệnh.

Trước thực trạng trên, tỉnh có định hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, mục tiêu đến năm 2015 quy hoạch 295 ha; năm 2020 là 750 ha. Để thực hiện được, hằng năm Chi cục Thủy sản xây dựng mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học tại Việt Yên, Tân Yên với diện tích hơn 70 ha.

Các hóa chất sử dụng chủ yếu là vôi bột, muối hạt, tỏi xay nhuyễn và đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định các thông số môi trường trong ao; sử dụng chế phẩm sinh học, quạt nước để ổn định môi trường nước; ôxy luôn được duy trì với nồng độ cao, cá không bị ngạt, giảm thời gian nổi đầu, tăng quá trình trao đổi chất.

Chính vì thế, cá khỏe và hấp thu thức ăn tốt hơn. Trong suốt quá trình, người nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để bổ sung các vi sinh vật có lợi, làm ổn định các thông số môi trường. Đây là điều kiện tốt giúp cá sinh trưởng và phát triển, hấp thụ thức ăn tốt, giảm chi phí đầu tư thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Đặc biệt, thức ăn công nghiệp đưa xuống cho cá được kiểm soát và lấy mẫu xét nghiệm các dư lượng thuốc kháng sinh và hormon sinh trưởng, nấm mốc để khẳng định độ an toàn cho cá thương phẩm đầu ra. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện nhiều lần trong quá trình nuôi. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đồng thời hằng tháng lấy mẫu nước trong ao đi phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường như: NO2, NH3…

Đây là điểm mới trong quá trình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh. Mô hình này nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn, tiến tới phát triển thủy sản bền vững.

Qua thực tế sản xuất cho thấy, năng suất cá nuôi theo phương pháp an toàn sinh học đạt 15,2 tấn/ha; lợi nhuận đạt 120-140 triệu đồng/ha tăng khoảng 15% so với phương pháp thông thường.


Có thể bạn quan tâm

Trồng cà phê xen mắc ca, tiêu, cây ăn trái lãi tiền tỷ Trồng cà phê xen mắc ca, tiêu, cây ăn trái lãi tiền tỷ

Với 25 năm trồng cà phê, ông Ngô Văn Phi hiện có 7 ha cà phê trồng xen và 3 ha cà phê trồng thuần, mỗi năm thu 24 tấn cà phê nhân, lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng

23/07/2019
Tỷ phú thanh long ruột đỏ trên Đồng Tháp Mười Tỷ phú thanh long ruột đỏ trên Đồng Tháp Mười

Trong năm qua anh Sang thu hoạch được khoảng 300 tấn trái/7,5 ha, bán giá bình quân 40.000 đ/kg, thu 12 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 8 tỉ đồng.

27/07/2019
Nuôi heo sạch bằng cám thảo dược Nuôi heo sạch bằng cám thảo dược

Bằng việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp kết hợp với dung dịch thảo dược, mô hình chăn nuôi heo sạch tại Quảng Ngãi đã đem lại hiệu quả thiết thực.

29/07/2019
Trồng huệ trên đất lúa thu nhập khá Trồng huệ trên đất lúa thu nhập khá

Nông dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhờ chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa huệ, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

29/07/2019
Hiệu quả thâm canh nhãn VietGAP Hiệu quả thâm canh nhãn VietGAP

Niên vụ sản xuất 2018-2019, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn trình diễn thành công nhiều mô hình thâm canh nhãn theo h

30/07/2019