Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và cá bỏ ăn, chết rải rác

Hiện tượng tôm, cá chết rải rác xuất hiện vào các ngày mưa, sau mỗi đợt mưa nước chảy từ thượng lưu về rất đen, gây ô nhiễm, làm cá, tôm giống yếu và chết. Thậm chí có những con cá trưởng thành từ 3 đến 4 kg/con cũng bỏ ăn và chết. Nhiều hộ nuôi cá lồng bè đã xuất bán cá mặc dù chưa tới ngày thu hoạch.
Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng Phòng nuôi trồng và quản lý thủy sản thuộc Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết, hiện tượng cá, tôm giống chết có thể do thay đổi môi trường nước. Trời mưa cộng với dòng nước đứng làm giảm lượng ôxy trong nước. Chi cục Nuôi trồng thủy sản sẽ lấy mẫu nước xét nghiệm và có hướng dẫn cho các hộ nuôi các biện pháp khắc phục.
Có thể bạn quan tâm

Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.