Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro

Thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai sau cây lúa và cũng là lĩnh vực tạo ra mục tiêu cho chuyển dịch kinh tế đột phá của ngành nông nghiệp Hậu Giang với tổng diện tích nuôi khoảng 7.000 ha/năm, sản lượng từ 70.000-80.000 tấn.
Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…
Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay cũng gặp không ít khó khăn như nguy cơ dịch bệnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản chưa hợp lý; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mối liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế, bất cập…
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan thú y vùng VI (Bộ NN&PTNT) - từ đầu năm đến ngày 15-3, các công ty đã nhập khẩu thông quan tại đơn vị này 22.000 con bò sống từ Úc.

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) không chỉ phát triển ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà ngay những địa phương quanh năm thuần nước ngọt như Đồng Tháp cũng bắt đầu mở rộng diện tích thả nuôi.

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.