Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro

Thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai sau cây lúa và cũng là lĩnh vực tạo ra mục tiêu cho chuyển dịch kinh tế đột phá của ngành nông nghiệp Hậu Giang với tổng diện tích nuôi khoảng 7.000 ha/năm, sản lượng từ 70.000-80.000 tấn.
Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…
Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay cũng gặp không ít khó khăn như nguy cơ dịch bệnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản chưa hợp lý; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mối liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế, bất cập…
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.

Không rõ câu nói “Thành công không đợi tuổi” của ai, song tôi thấy rất đúng với chàng trai xứ cọ Nguyễn Minh Đăng (sinh năm 1989, ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, Phú Thọ).

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm Khuyến nông Diễn Châu xây dựng "Mô hình nuôi cua thương phẩm" tại hộ ông Trần Lộc, xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, với quy mô diện tích mặt nước ao 0,5 ha, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 40 con/kg.

Trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, trồng quanh năm, có thể trồng trong đất và trồng bằng phương pháp thủy canh.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.