Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học
Ngày đăng: 02/06/2015

Đây là mô hình nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng cao, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, góp phần tăng thu nhập cho bà con chăn nuôi, nâng cao cuộc sống, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.

Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn công nghiệp, 100% Men Balasa, 30% thuốc úm, 30% vắc-xin và được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình, ngày 28/05/2015, Trạm Khuyến nông huyện Hồng Dân phối hợp cùng địa phương tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học”.

Mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Khía, ở ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân thực hiện từ ngày 20/3/2015, với số lượng 100 con vịt xiêm Pháp. Trong quá trình nuôi, chủ hộ thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ tiêu độc khử trùng... cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi hướng dẫn hộ thực hiện. Sau hơn 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống 99%, trọng lượng trung bình 3 kg/con. Tính đến thời điển này, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận đạt trên 60.000 đồng/con (giá bán 60.000 đồng/kg).

Theo đánh giá của bà con nông dân tham gia mô hình, vịt xiêm Pháp thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, mô hình dễ thực hiện, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống. Tại buổi hội thảo, các đại biểu và bà con nông dân đã cùng nhau thảo luận về chăn nuôi vịt xiêm Pháp theo quy trình an toàn sinh học: mục đích, ý nghĩa của mô hình và 1 số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học. Ngoài ra, những thắc mắc của bà con như: chọn giống, tiêm phòng, chăm sóc… cũng đã được giải đáp thỏa đáng tại hội thảo.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

04/11/2013
Thương Hiệu Thịt Bò A Lưới Vươn Xa Thương Hiệu Thịt Bò A Lưới Vươn Xa

“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.

04/11/2013
Cà Phê Cà Phê "3 Lần 3"

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.

04/11/2013
Có 52 Cơ Sở Được Nhận Nhãn Hiệu Rau, Hoa Đà Lạt Có 52 Cơ Sở Được Nhận Nhãn Hiệu Rau, Hoa Đà Lạt

Tới nay đã có 52 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà) được UBND thành phố Đà Lạt cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt.

04/11/2013
Xuất Khẩu Chè 7 Tháng Đạt 77 Ngàn Tấn Xuất Khẩu Chè 7 Tháng Đạt 77 Ngàn Tấn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.

12/08/2013