Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học
Ngày đăng: 02/06/2015

Đây là mô hình nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng cao, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, góp phần tăng thu nhập cho bà con chăn nuôi, nâng cao cuộc sống, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.

Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn công nghiệp, 100% Men Balasa, 30% thuốc úm, 30% vắc-xin và được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình, ngày 28/05/2015, Trạm Khuyến nông huyện Hồng Dân phối hợp cùng địa phương tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học”.

Mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Khía, ở ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân thực hiện từ ngày 20/3/2015, với số lượng 100 con vịt xiêm Pháp. Trong quá trình nuôi, chủ hộ thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ tiêu độc khử trùng... cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi hướng dẫn hộ thực hiện. Sau hơn 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống 99%, trọng lượng trung bình 3 kg/con. Tính đến thời điển này, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận đạt trên 60.000 đồng/con (giá bán 60.000 đồng/kg).

Theo đánh giá của bà con nông dân tham gia mô hình, vịt xiêm Pháp thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, mô hình dễ thực hiện, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống. Tại buổi hội thảo, các đại biểu và bà con nông dân đã cùng nhau thảo luận về chăn nuôi vịt xiêm Pháp theo quy trình an toàn sinh học: mục đích, ý nghĩa của mô hình và 1 số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học. Ngoài ra, những thắc mắc của bà con như: chọn giống, tiêm phòng, chăm sóc… cũng đã được giải đáp thỏa đáng tại hội thảo.


Có thể bạn quan tâm

Thế Mạnh Của Sóc Trăng Vẫn Là Tôm Sú Thế Mạnh Của Sóc Trăng Vẫn Là Tôm Sú

Tình hình nuôi tôm thẻ bùng phát, vượt xa tầm kiểm soát của ngành chức năng. Mức độ thiệt hại giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú tương đương nhau nhưng nhờ giá tôm thương phẩm ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn đối với tôm thẻ chân trắng tốt hơn, mặt khác do thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, nên đa phần bà con cho rằng tôm thẻ dễ nuôi hơn tôm sú

14/10/2013
Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Dịch Bệnh Tìm Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Dịch Bệnh

Sáng nay 11.10, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn “Giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Tham dự có hơn 250 đại biểu đến từ các địa phương trên địa bàn Quảng Nam và những cơ quan chuyên môn thuộc các tỉnh, thành trong khu vực.

14/10/2013
Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Giá heo hơi cân tại chuồng tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương 45.000 đồng/kg, người nuôi có thể lãi 300.000 đồng con heo thịt 100 kg. Tuy giá heo tăng nhưng người chăn nuôi không dám tái đàn vì khó “định lượng” được giá cả thị trường nay mai.

15/10/2013
Mùa Mía Đắng Mùa Mía Đắng

Chỉ mới bước vào đầu niên vụ 2013-2014 nhưng giá mía nguyên liệu tại ĐBSCL khá ảm đạm, nông dân trồng mía chỉ có huề hoặc lỗ vốn. Bên cạnh đó, nạn nhập lậu đường tràn lan cũng làm doanh nghiệp mía đường lao đao.

15/10/2013
Hiệu Quả Chuyển Đổi Cây Trồng Ở Long An Hiệu Quả Chuyển Đổi Cây Trồng Ở Long An

Long An là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lúa hơn 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, nhờ đó đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.

15/10/2013