Nuôi Thử Nghiệm Giống Lợn Hương

Mô hình “Nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học” vừa được Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai trên địa bàn huyện Đạ Huoai với 5 hộ gia đình ở xã Mađagui, xã Đạ Oai và thị trấn Mađagui tham gia với số lượng đầu con giống không nhiều.
Tuy nhiên, theo Trung tâm, đây sẽ là mô hình có thể phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới bởi sự thích nghi của giống lợn này với điều kiện khí hậu Lâm Đồng. Lợn hương được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Đạ Huoai là giống lợn thuần (gần giống với lợn Móng Cái), có đặc điểm thân ngắn và tròn, có tầm vóc nhỏ, thịt chắc (tỷ lệ nạc khá cao), mõm thuôn dài...
Đặc biệt, giống lợn này thường ăn nhiều rau, nhất là các loại rau cỏ có tính dược liệu, nên thịt khá thơm (có người ví thịt lợn hương giống thịt chồn hương) và có giá khá cao trên thị trường.
Về tăng trưởng, lợn hương sau 8 tháng nuôi chỉ đạt trọng lượng trung bình khoảng 40kg nhưng nhờ giá thịt khá cao nên hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân là không nhỏ. Hiện mô hình nuôi thử nghiệm lợn hương đã được một số tỉnh, thành trong cả nước triển khai.
Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201412/nuoi-thu-nghiem-giong-lon-huong-2379265/
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.