Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Trước đó, năm 2011 Trung tâm KN-KN Quảng Bình xây dựng thành công mô hình nuôi cá lăng chấm trong ao đất tại hộ ông Bùi Viết Phương ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch.
Tháng 6/2014, Phòng NN-PTNT Tuyên Hóa đã tiến hành tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lăng chấm cho các hộ gia đình ở 2 xã Châu Hóa và Sơn Hóa, bước đầu cho kết quả rất tốt. Cá sinh trưởng và thích nghi nhanh với khí hậu, môi trường nơi đây.
Điển hình là hộ ông Lê Văn Tài ở xã Châu Hóa đầu tư hơn 50 triệu đồng làm 6 lồng nuôi thả gần 700 con cá giống.
Cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 80%. Sau 5 tháng, trung bình mỗi con nặng từ 1,7 - 2,5 kg, bán 220 ngàn đồng/kg.
Cá lăng chấm nuôi trong lồng thì lồng phải làm bằng khung gỗ hoặc khung sắt. Độ sâu mực nước trong lồng đạt 2m. Lồng dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao lắc. Đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không quá mạnh.
Đối với ao nuôi bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc bê tông. Ao có cống cấp và cống thoát chủ động.
Ao được xây dựng tại những nơi có nguồn nước cấp chủ động, tốt nhất là gần các hồ chứa thủy nông có nguồn nước chảy quanh năm, thuận tiện để thay nước.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.