Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thỏ Siêu Lợi Nhuận

Nuôi Thỏ Siêu Lợi Nhuận
Ngày đăng: 06/03/2014

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây gia đình anh Nguyễn Vũ Ba, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có của ăn, của để từ nuôi thỏ.

Trang trại thỏ của anh Ba được quy hoạch rất khoa học. Hơn 1.300m2, với 2 dãy chuồng làm bằng sắt, mỗi dãy chia thành nhiều ô nhỏ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Dưới chuồng anh làm hệ thống xả rửa đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ. Riêng thỏ sinh sản có khu vực nuôi riêng.

Anh Ba kể, năm 1997, anh bắt tay vào nuôi thỏ với số vốn ít ỏi của gia đình. Mới nuôi thỏ nên vợ chồng anh chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, xử lý dịch bệnh nên giai đoạn đầu thua nhiều hơn thắng. Với phương châm đã quyết tâm là phải làm đến cùng, không quản ngại đường sá xa xôi anh đến các tỉnh bạn học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của những người đi trước.

Với cách làm vừa nhân giống nuôi bán thỏ thương phẩm, vừa lựa chọn những con thỏ tốt để lại tiếp tục gây giống, giờ đây, trang trại của gia đình anh thường xuyên có hơn 1.000 con thỏ đủ các lứa tuổi.

Theo anh Ba, đây là vật nuôi siêu lợi nhuận. Bởi, thỏ là giống ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ rau; sinh sản nhanh, nhiều; không mất nhiều công sức chăm sóc; giá bán ổn định 75.000 – 80.000 đồng/kg nên có thể làm giàu từ nghề nuôi thỏ. Điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, điều chỉnh lượng thức ăn thô và thức ăn tinh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và thường xuyên tiêm phòng vaccine phòng bệnh bại huyết, cấu trùng cho thỏ.

17 năm gắn bó với thỏ, trang trại của gia đình anh là một trong những cơ sở nuôi thỏ lớn nhất tỉnh. Mỗi năm anh xuất bán 6 - 7 tấn thỏ thương phẩm, trừ chi phí lãi hơn 300 triệu đồng. Anh Mai Thanh Liêm - Chủ tịch Hội ND xã Hải Tây cho biết: “Từ thành công của anh Ba, hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm cho thu nhập 5 – 15 triệu đồng/ tháng”.

Bà con muốn mua thỏ giống và tìm hiểu kinh nghiệm nuôi thỏ của anh Ba, liên hệ số điện thoại: 0987.558.298.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

21/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...

21/06/2013
Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

21/06/2013
Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.

21/06/2013
Gặp Chủ Trang Trại Vịt Lớn Nhất Điện Biên Gặp Chủ Trang Trại Vịt Lớn Nhất Điện Biên

Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.

21/06/2013