Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn

Ông Lê Công Chiến (trái) giới thiệu về mô hình nuôi thỏ sinh sản.
Còn nhớ, hồi đầu tháng 10.2013, ông Chiến được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh xã để xây dựng mô hình nuôi thỏ.
Với số vốn vay được, ông mua 20 con thỏ giống gồm 17 con cái và 3 con đực.
Từ những con thỏ giống đầu tiên, ông Chiến đã nhanh chóng gây được đàn thỏ sinh sản.
Hơn 1 năm nay, trung bình mỗi tháng, ông Chiến xuất chuồng 160 - 200kg thỏ thịt, với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Ngoài bán thỏ thịt thương phẩm, ông Chiến còn bán thỏ giống cho các hộ trong và ngoài xã.
Nhiều hộ nuôi thỏ theo gia đình ông Chiến đến nay đã có thu nhập ổn định hàng tháng.
Hiện tại, ông Lê Công Chiến đang nuôi trên 10 con thỏ đực giống, 30 con thỏ cái sinh sản và 85 con thỏ thịt.
Đàn thỏ của ông Chiến đang phát triển tốt và không đủ cung cấp cho thị trường cả về thỏ giống và thỏ thịt thương phẩm.
Theo ông Chiến, tuy ở đồng bằng, nhưng nguồn thức ăn của thỏ không hiếm.
Đó là rau muống, rau lang, cỏ…Ông Chiến trồng khoảng 500m2 rau muống để có nguồn thức ăn cho thỏ thường xuyên.
Ông còn thiết kế hệ thống ròng rọc để khi cắt rau muống xong vô bao, móc vào ròng rọc đưa đến tận chuồng nuôi thỏ.
Mỗi ngày, ông cho thỏ ăn 2 lần.
Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng 1 tuần một lần.
Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Mỗi lứa đẻ từ 5 - 8 con.
Nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động 50.000 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt.
Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phối giống lại và hơn 30 ngày sau là đẻ tiếp vì thế việc nhân đàn rất nhanh. Nuôi thỏ, quan trọng là chủ động được nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch thì đảm bảo thành công…”.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua các thương lái địa phương, một nhóm thương lái Trung Quốc đang lùng sục thu mua heo hơi loại “siêu mỡ” với giá cao bất thường.

Huyện Bảo Yên muốn trở thành huyện giàu có cần phải chuyển hướng canh tác sang phát triển cây ăn quả và những cây đặc sản bản địa với nhiều lợi thế mà không nơi nào có được.

Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.