Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường

Đến thăm khu chăn nuôi hơn 300 cặp thỏ của gia đình anh Chung, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu như một số nơi nuôi thỏ thông thường. Anh Chung giải thích: “Toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên mùi hôi hám không còn”.
Anh thiết kế chuồng nuôi cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các luống giun rộng 1,2 - 1,5mét, cao chừng 16 - 17cm được xây cay bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ 60cm. Phương pháp này giúp cả hai loài vật đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Trước hết là do gầm chuồng thỏ luôn râm mát nên giun sinh sôi nhanh. Chất thải của thỏ được phân giải hết nhờ những con giun quế đã tạo môi trường trong lành hơn nên thỏ cũng lớn nhanh, không bị bệnh nấm hay ghẻ như trước đây.
Tuy nhiên cần chú ý bổ sung mùn cưa, phun nước nhỏ giọt vào luống nuôi giun để tạo độ ẩm. Thời điểm này, giá bán thỏ giống 120 nghìn đồng/đôi, 80 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm, trừ chi phí anh thu về gần 10 triệu đồng/tháng. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm của gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh thu về gần 70 triệu đồng/năm.
Anh Chung cho biết: “Thực tế nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun đã tiết kiệm được chi phí đầu tư về nguồn thức ăn chăn nuôi gia cầm cũng như giảm công dọn chuồng trại lại tăng thu nhập. Áp dụng cách làm này sức khỏe người chăm sóc vật nuôi được bảo đảm an toàn do chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng”.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ chương trình “Chắp nối cung - cầu hàng hoá giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam – năm 2015” vừa được Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức.

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.