Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường

Đến thăm khu chăn nuôi hơn 300 cặp thỏ của gia đình anh Chung, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu như một số nơi nuôi thỏ thông thường. Anh Chung giải thích: “Toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên mùi hôi hám không còn”.
Anh thiết kế chuồng nuôi cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các luống giun rộng 1,2 - 1,5mét, cao chừng 16 - 17cm được xây cay bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ 60cm. Phương pháp này giúp cả hai loài vật đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Trước hết là do gầm chuồng thỏ luôn râm mát nên giun sinh sôi nhanh. Chất thải của thỏ được phân giải hết nhờ những con giun quế đã tạo môi trường trong lành hơn nên thỏ cũng lớn nhanh, không bị bệnh nấm hay ghẻ như trước đây.
Tuy nhiên cần chú ý bổ sung mùn cưa, phun nước nhỏ giọt vào luống nuôi giun để tạo độ ẩm. Thời điểm này, giá bán thỏ giống 120 nghìn đồng/đôi, 80 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm, trừ chi phí anh thu về gần 10 triệu đồng/tháng. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm của gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh thu về gần 70 triệu đồng/năm.
Anh Chung cho biết: “Thực tế nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun đã tiết kiệm được chi phí đầu tư về nguồn thức ăn chăn nuôi gia cầm cũng như giảm công dọn chuồng trại lại tăng thu nhập. Áp dụng cách làm này sức khỏe người chăm sóc vật nuôi được bảo đảm an toàn do chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng”.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 4-5 năm, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới. Tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.

Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?

Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến từ nay đến năm 2015, các tỉnh ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha gieo trồng lúa sang trồng các loại rau màu khác, chủ yếu là trong vụ Xuân Hè.