Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau)

Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau)
Ngày đăng: 14/05/2013

Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.

Anh Nguyễn Văn Trạng cho biết, thanh niên nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nuôi thuỷ sản là chính, nên mỗi khi gặp tình trạng tôm nuôi bị chết sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, qua thời gian tìm tòi, học hỏi và nhận thấy rằng mô hình nuôi thỏ giống tăng thêm thu nhập cho gia đình nên anh không ngại khó khăn vất vả, lặn lội đến tận tỉnh Bến Tre tìm mua thỏ giống về nuôi.

Ban đầu anh chỉ mua 4 cặp thỏ về nuôi để rút kinh nghiệm và nhận thấy thỏ thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu ở đây và sau một thời gian nuôi thỏ đã sinh sản. Thời gian sinh sản của thỏ rất ngắn, chỉ sau 2 tháng phối giống sẽ cho ra một lứa, trung bình từ 8-10 con, nên số lượng đàn thỏ của gia đình anh trạng tăng lên rất nhanh.

Đến nay gia đình anh Trạng có trên 20 cặp thỏ giống và rất nhiều thỏ con. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là các loại rau, cỏ. Chuồng nuôi thỏ cũng đơn giản, chủ yếu làm bằng cây gỗ ở địa phương nên không tốn kém nhiều chi phí.

Giá thỏ giống khá hấp dẫn, trung bình mỗi con từ 80.000-100.000 đồng, nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Hiện nay trung bình mỗi tháng anh Trạng thu nhập trên dưới 4 triệu đồng tiền bán thỏ giống.

Ngoài nguồn thu nhập từ việc bán thỏ giống, anh Trạng còn tận dụng phân thỏ để bón cho cây trồng và thấy hiệu quả, nên bà con trong khu vực đến mua mỗi ký giá 5.000 đồng, góp phần giúp cho gia đình anh Trạng tăng thêm nguồn thu nhập.

Ông Nguyễn Đức Khuôl, Trưởng ấp Ngọc Tuấn, cho biết: “Đây là mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi nhận thấy mô hình này cần được nhân rộng, tạo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình, giúp nông dân cải thiện cuộc sống”.

Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Nguyễn Văn Trạng còn năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn.

Với cương vị là một Bí thư chi đoàn ấp, anh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mang theo kinh nghệm, khát vọng và cả lòng nhiệt huyết của bản thân để tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên trong ấp cùng tham gia phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình.

Nhiều năm liền anh vinh dự được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Cà Mau và Huyện đoàn Cái Nước tặng bằng khen, giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cánh Đồng Mẫu Lớn Của Cây Ớt Không Còn Xa Cánh Đồng Mẫu Lớn Của Cây Ớt Không Còn Xa

Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...

04/06/2013
Nuôi Nai Dễ Làm, Lãi Lớn Nuôi Nai Dễ Làm, Lãi Lớn

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

21/10/2013
Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

07/08/2013
Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

22/10/2013
Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

20/06/2013