Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thỏ, Bỏ Heo

Nuôi Thỏ, Bỏ Heo
Ngày đăng: 25/12/2013

Anh Trần Văn Tâm năm nay 28 tuổi, là bộ đội xuất ngũ, hiện đang cư trú tại ấp An Phước, xã An Ngãi, huyện Long Điền. Ngày ra quân trở về, không có việc làm, vốn cũng không có nhưng không chịu bó tay trước cảnh nghèo, anh Tâm mạnh dạn vay 10 triệu đồng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đầu tư chăn nuôi heo.

Tận dụng mấy trăm mét vuông ruộng lúa một vụ kém hiệu quả, anh chuyển sang trồng rau nuôi heo. Tuy nhiên, nuôi heo cũng không mang lại hiệu quả vì giá heo bấp bênh, lại bị dịch lở mồm long móng. Năm 2005, anh Tâm bàn với gia đình chuyển từ nuôi heo sang nuôi thỏ.

Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.

Có giống thỏ, anh Tâm bán dần đàn heo lấy tiền đầu tư vào làm chuồng trại, hết 30 triệu đồng. Giải quyết được vấn đề con giống, chuồng trại lại đối mặt với cái khó do thiếu vốn. Lần thứ hai anh được Hội Nông dân xã tín chấp cho vay 15 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bằng những kiến thức học được trên sách và kinh nghiệm do Trung tâm Khuyến nông & giống nông nghiệp hướng dẫn, anh Tâm đã áp dụng thành công mô hình nuôi thỏ của mình. Theo kinh nghiệm của anh, thỏ không khó nuôi, chỉ cần cẩn thận khi chăm sóc là chúng khỏe mạnh, lớn nhanh. Rau cho thỏ ăn phải được phơi ráo nước, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại. Mỗi năm chỉ cần chích ngừa cho thỏ một lần là không lo bệnh tật. Thỏ là loài gặm nhấm, sinh đẻ nhanh, cứ mỗi tháng 1 lứa, mỗi lứa từ 6 con trở lên.

Hiện nay, anh Tâm đã có một trang trại nuôi thỏ với tổng số thỏ trong chuồng lúc nào cũng không dưới 600 con. Mỗi tháng anh xuất chuồng 200 kg thỏ hơi, sau khi trừ chi phí nhân công, thức ăn, anh còn lãi 3 triệu đồng. Giờ đây, gia đình anh Trần Văn Tâm đã khá giả hơn. “Nhà cửa khang trang, đầy đủ phương tiện sinh hoạt, tất cả đều nhờ nghề nuôi thỏ mang lại” - anh Tâm cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.

13/05/2013
Tôm Vừa Thả Chết Hàng Loạt Ở Miền Trung Tôm Vừa Thả Chết Hàng Loạt Ở Miền Trung

Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.

14/05/2013
Phòng Chống Cúm Gia Cầm Trong Nuôi Vịt Chạy Đồng Người Nuôi Phải Chủ Động Ở Phú Yên Phòng Chống Cúm Gia Cầm Trong Nuôi Vịt Chạy Đồng Người Nuôi Phải Chủ Động Ở Phú Yên

Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.

14/05/2013
Phục Tráng Giống Cam Chanh Đặc Sản Ở Ninh Giang Phục Tráng Giống Cam Chanh Đặc Sản Ở Ninh Giang

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

14/05/2013
Giải Pháp Để Phát Triển Tôm Tam Nông (Đồng Tháp) Giải Pháp Để Phát Triển Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

21/05/2013