Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thành Công Cá Lăng Chấm Ở Ao Đất Ở Quảng Bình

Nuôi Thành Công Cá Lăng Chấm Ở Ao Đất Ở Quảng Bình
Ngày đăng: 11/12/2012

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Bình.

Cá lăng chấm được nuôi thành công ở ao đất không chỉ mở ra một hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở Quảng Bình mà còn góp phần bảo tồn giống cá lăng chấm quý hiếm hoang dã đang dần cạn kiệt, cần đuợc bảo vệ.

Cá lăng chấm rất giàu chất dinh dưỡng, thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng nên giá thành rất cao. Năm 5/2011, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá lăng chấm thương phẩm trong ao nuôi.

Trang trại ông Bùi Viết Phương ở thị trấn Nông trường Việt trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là đơn vị được chọn làm điểm để triển khai mô hình nuôi mới này với quy mô 2.200 m2. Sau khi nhập mua con giống tại Trung tâm quốc gia thủy sản nuớc ngọt miền Bắc thuộc Viện Nguyên cứu Nuôi Trồng Thủy sản I tại tỉnh Hải Dương, cá lăng chấm được thả nuôi với số lượng 1.100 con.

Cá giống được thả nuôi với mật độ 0,5 con/m2. Trước và trong quá trình nuôi, cán bộ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cùng với chủ trang trại nuôi theo dõi sát sao tình hình sinh trưởng và phát triển của cá lăng chấm.

Sau 17 tháng thả nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống khoảng 80%, trong đó trên 60% số cá đạt trọng lượng khoảng 1,3 - 2 kg/con. Sản lượng cá lăng chấm nuôi trong ao khi thu hoạch ước đạt trên 900 kg với giá bán trung bình 200.000 đồng/kg, tổng doanh thu uớc đạt gần 200 triệu, trừ chi phí người nuôi cũng thu lãi gần 50 triệu đồng, cao hơn hẳn các đối tượng nuôi truyền thống.

Ông Bùi Viết Phương hồ hởi chia sẻ loài cá này sống chủ yếu ở hệ thống sông Hồng, tưởng về đây cá lăng chấm sẽ khó nuôi nhưng thực ra thì chúng lại thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở địa phương, đặc biệt chịu đựng rất tốt với môi trường lạnh, ít bị dịch bệnh, không tốn công chăm sóc. "Đỉnh điểm, chúng tôi bán được với giá từ 300.000 đến 350.000 đồng/kg. Sau khi bán xong vụ cá này, chúng tôi nhất định sẽ tiếp tục đầu tư nuôi tiếp," ông Phương cho biết thêm.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình, cá lăng chấm nuôi trong ao thích ứng tốt với điều kiện nuôi mới, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống cao. So với quy trình kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (sau thời gian nuôi hai năm trọng lượng trung bình đạt 1 - 1,5 kg/con, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha, tốc độ sinh trưởng phát triển cá Lăng chấm của mô hình nuôi thử nghiệm ở trang trại ông Bùi Viết Phương là rất tốt.

Cũng theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình, vì nguồn giống cá lăng chấm phải mua ở Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nuớc ngọt miền Bắc tỉnh Hải Dương nên chi phí vận chuyển cao và thiếu chủ động. Thời gian nuôi kéo dài (từ hai năm trở lên), chi phí đầu tư cao nên hiện nay chỉ có thể thực hiện ở các trang trại, các công ty thủy sản có tiềm lực.

Tuy là đối tượng mới, thị trường chưa quen sử dụng nhưng cá lăng chấm lại có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Vì thế, Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện mô hình để có điều kiện tuyển chọn đàn cá hậu bị phục vụ nghiên cứu sản xuất giống; tiến tới hoàn thiện quy trình nuôi cá lăng chấm trong ao đất.

Đồng thời, Trung tâm tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu học hỏi nuôi lăng chấm thương phẩm trong ao đất. Trong tương lai, Trung tâm sẽ thực hiện thêm các loại hình nuôi khác như nuôi lồng, nuôi trên ao cát nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương.

Việc nuôi thử nghiệm thành công cá lăng chấm thương phẩm trong ao đất đã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hình thức nuôi, mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước ngọt ở Quảng Bình mà còn góp phần bảo tồn giống cá quý hiếm hoang dã.


Có thể bạn quan tâm

Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

21/02/2012
Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

13/07/2012
Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống Quý I Thu Hoạch 3.000 Tấn Ngao, Thả 135 Triệu Tôm Sú Giống

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

20/04/2012
Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống Trồng Lạc Thu Đông Để Làm Giống

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.

17/07/2012
Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm Trở Thành Tỉ Phú Từ Nuôi Tôm Hùm

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

20/04/2012