Nuôi thâm canh bò thịt đạt hiệu quả cao

Mô hình được triển khai tại xã Tây Vinh - huyện Tây Sơn với 10 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi thâm canh 1 con bò thịt.
Mô hình nhằm chuyển giao cho nông dân những tiến bộ KHKT mới trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; định hướng cho nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển nghề chăn nuôi bò thịt giống Zêbu mới.
Giống bò này có chất lượng thịt nổi bật, được phối lai từ giống bò chuyên thịt cao sản, có khối lượng sơ sinh cao, tốc độ tăng trọng nhanh, thịt có vân mỡ xen kẽ thớ thịt giúp thịt mềm và béo; bò thành thục sớm, hiệu quả sinh sản cao.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống cỏ voi để trồng làm thức ăn cho bò, 30% vật tư, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc...
Kết quả, qua hơn 6 tháng nuôi (từ tháng 4 - 10.2015), các điểm trình diễn đều đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật so với yêu cầu đề ra.
Tăng trọng bình quân khi kết thúc nuôi 115kg/con/144 ngày, lượng thức ăn tinh bình quân cho 1 ngày là 1,25kg/con và lượng thức ăn xanh bình quân cho 1 ngày 15 kg/con.
Mô hình có tổng thu 191,688 triệu đồng; tổng chi 156,192 triệu đồng, lợi nhuận thu được 35,496 triệu đồng
Ông Nguyễn Văn Cỡ, nông dân tham gia mô hình, cho biết:
“Giống bò này không kén thức ăn, nhưng phải giữ chuồng trại thật sạch sẽ, tôi thấy bê con nhanh lớn và đạt hiệu quả cao hơn so với các con bê lai khác”.
Còn bà Nguyễn Thị Luyến, cũng tham gia mô hình, chia sẻ:
“Nuôi bò lai hướng thịt giai đoạn bê con, nuôi đúng quy trình hướng dẫn thì bò lớn rất nhanh, con bò tôi nuôi tăng trọng bình quân từ 500 gam đến 700 gam/ngày.
Bò nuôi nhốt tăng trọng nhanh hơn bò thả”.
Mô hình đã đem lại hiệu quả thực tế cho người nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, tăng năng suất hơn so với cách nuôi bò truyền thống, đây cũng là tiền đề mở hướng xây dựng thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao tại Bình Định”.
Có thể bạn quan tâm

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế)