Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao

Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao
Ngày đăng: 04/11/2015

Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn cũng đơn giản như nuôi tằm bằng lá dâu thông thường do có thể nuôi tằm bằng nong hoặc đóng giàn…

Bên cạnh đó, công đầu tư để chăm sóc tằm cũng ít hơn so với phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác; mỗi ngày chỉ cần cho tằm ăn từ 4 - 5 lần, chỉ những khi tằm ăn dỗi thì cần tăng số lượng cho ăn lên 6 - 7 lần.

Theo hạch toán của những người nông dân chăn nuôi tằm tại thị trấn Vinh Quang, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng tiền giống (trứng tằm) thì sau khoảng 15 ngày có thể thu được từ 12 - 15kg tằm thịt (sâu và nhộng tằm), với giá bán bình quân như hiện nay từ 100 - 120 ngìn đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/nong.

Như vậy, trong một vụ sắn khoảng 6 tháng thì mỗi nong tằm sẽ có thu nhập từ 14 - 15 triệu đồng/nong tằm; mỗi gia đình chỉ cần nuôi 20 nong tằm thì sau 6 tháng sẽ có nguồn thu nhập từ 280 – 300 triệu đồng.

Ngoài ra, nuôi tằm bằng lá sắn có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong các gia đình ở vùng núi.

Bên cạnh đó, lá sắn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và dồi dào tại các huyện vùng cao.

Các gia đình ở vùng núi đều có thể tận dụng các diện tích vườn đồi để trồng sắn nhằm thu hoạch củ làm thức ăn hoặc chăn nuôi và lấy lá phát triển chăn nuôi tằm Vì vậy có thể nói, mô hình phát triển nuôi tằm bằng lá sắn là mô hình phát triển kinh tế kết hợp mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân miền núi.

Anh Lý Hồng Thái là gia đình tiên phong trong phong trào nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì cho biết: Nuôi tằm bằng lá sắn là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhưng để phát triển nuôi tằm hiệu quả thì nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

So với nuôi tằm bằng lá dâu thì nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, tằm ăn lá sắn lại ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn so với tằm ăn lá dâu và thời gian lại sinh trưởng lại nhanh hơn.

Chỉ cần vài ha trồng sắn là mỗi năm có thể thu được cả trăm triệu đồng nhờ nuôi tằm, đó là chưa tính đến nguồn lợi từ củ sắn.

Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn, UBND huyện Hoàng Su Phì có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nuôi tằm bằng lá sắn tại các xã có điều kiện thích hợp trong những năm tới.

Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng xúc tiến nguồn tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.

23/12/2011
Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản

Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí

27/09/2011
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Nhờ Cách Đánh Mới Ở Khánh Hòa Ngư Dân Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Nhờ Cách Đánh Mới Ở Khánh Hòa

Tiếng sóng vỗ ầm ầm, tiếng còi của hàng chục xe đông lạnh chạy vun vút, xen cùng tiếng nói cười nhộn nhịp của chị em phụ nữ tại bến tàu cá, báo hiệu một mùa bội thu trong đánh bắt hải sản.

01/06/2012
Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ

Dự án nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ triển khai tại thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng 6/2010.

03/03/2012
Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu Hiệu Quả Mô Hình 1 Lúa – 2 Màu

Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm… Điều này ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp của người nông dân.

23/12/2011