Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.
Ông Lũy cho biết, ban đầu nhà ông thả cá và nuôi rắn, nhưng do việc nuôi rắn không hiệu quả nên ông tìm hướng nuôi con mới. Năm 2002, thấy có người nuôi tắc kè, ông cũng nuôi thử nghiệm với số lượng ít. Sau một thời gian ông nhận thấy việc nuôi tắc kè rất dễ, ít tốn công nên mạnh dạn xây dựng chuồng bằng gạch, sàn bê tông trên diện tích gần 20m2 để nhân rộng đàn tắc kè.
Để có giống tắc kè tốt, ông lặn lội xuống tận Trà Vinh tìm mua. Ông bảo, tắc kè ở Trà Vinh thường cho con to, trọng lượng một con có thể đạt 150-170gam. Nhờ chịu khó tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nên đàn tắc kè của gia đình ông phát triển tốt. Cứ hết lứa này lại đến lứa khác sinh sản. Cũng từ đó, số lượng tắc kè trong trại của ông cứ ngày càng tăng lên. Đến nay, sau những lần xuất bán trang trại, ông vẫn duy trì số lượng trên 1.000 con.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tắc kè, ông Lũy cho biết đây là loài dễ nuôi, ít bệnh tật, nguồn thức ăn của tắc kè là dế, cào cào và các loại côn trùng nhỏ nên dễ tìm. Bên cạnh đó, nuôi tắc kè cũng mất ít công chăm sóc. Nuôi 1.000 con tắc kè, chỉ cần 1 người là có dư thời gian chăm sóc, đồng thời còn có thời gian để làm thêm nhiều việc khác, bởi 2 ngày mới phải cho tắc kè ăn 1 lần.
Tắc kè nuôi trong vòng 1 năm đạt trọng lượng từ 80-100 gam. Riêng về đầu ra của tắc kè, ông Lũy cho rằng không hề lo lắng khi hiện nay giá tắc kè trên thị trường ở mức rất cao, trung bình mỗi con giá từ 60.000 - 70.000 đồng.
Ông Lũy cho biết, nuôi tắc kè "làm chơi" nhưng "ăn thật". Người nuôi bỏ ra một đồng vốn thì thu lại được một đồng lời. Do vậy mặc dù "làm chơi" nhưng mỗi năm gia đình ông cũng thu về trên 50 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Lão Hộ trong một chiều mưa xuân, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì sự đổi khác của khung cảnh làng xóm nơi đây. Con đường làng đất đỏ chạy dài xưa kia nay đã được bê tông hoá hoàn toàn, xung quanh là những toà nhà cao tầng khang trang.

Sau một thời gian tuột dốc, gần đây hành tím đã tăng giá trở lại, nông dân trồng hành đang mong có vụ mùa bội thu. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - nơi có diện tích trồng hành tím lớn nhất ĐBSCL, giá hành tím thương phẩm thương lái thu mua đang ở mức 15.000 đồng/kg

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Thời gian gần đây một số thông tin cho rằng, các cấp chính quyền của tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico đã làm trái quy định như: “Tổ chức “cướp” doanh nghiệp (DN)? Vết “nhơ” trong việc thu hút FDI