Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật

Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.
Hiện nay đã có các quy định cụ thể đối với việc xử lý các trường hợp nhân nuôi, phán tán các vật nuôi không có trong danh mục được phép nuôi của Bộ NNPTNT. Ông Hồng khẳng định: Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
“Như tôi đã nói, dù văn bản ban hành hơn 1 tháng, khẳng định việc nuôi sâu Superworm là vi phạm pháp luật nhưng các tỉnh vẫn chưa xử lý. Sau khi đọc thông tin trên NTNN, chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hộ dân nuôi sâu tiến hành xử phạt và tiêu huỷ” - ông Hồng nói rõ thêm.
Theo ông Hồng, sâu Superworm cũng giống như ốc bươu vàng, nếu bắt ở ngoài tự nhiên về sử dụng thì được, nhưng nếu bắt ở tự nhiên mà đem đi bán cũng là vi phạm pháp luật. Còn nhân nuôi, vận chuyển vật nuôi không có trong danh mục này lại càng vi phạm. Địa phương nào để xảy ra tình trạng nuôi sâu Superworm thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Còn ông Võ Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, sẽ xử lý theo tinh thần hướng dẫn của Cục BVTV là tiêu hủy loài sâu này. “Đầu tuần sau, lực lượng của Chi cục đi điều tra, nắm lại tình hình, lập biên bản những hộ dân đang nuôi sâu. Hiện chúng tôi chờ để cho người dân tự tiêu hủy. Nếu chúng tôi kiểm tra lại phát hiện vẫn còn nuôi sẽ tổ chức tiêu hủy”.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.

Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.