Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật

Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.
Hiện nay đã có các quy định cụ thể đối với việc xử lý các trường hợp nhân nuôi, phán tán các vật nuôi không có trong danh mục được phép nuôi của Bộ NNPTNT. Ông Hồng khẳng định: Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
“Như tôi đã nói, dù văn bản ban hành hơn 1 tháng, khẳng định việc nuôi sâu Superworm là vi phạm pháp luật nhưng các tỉnh vẫn chưa xử lý. Sau khi đọc thông tin trên NTNN, chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hộ dân nuôi sâu tiến hành xử phạt và tiêu huỷ” - ông Hồng nói rõ thêm.
Theo ông Hồng, sâu Superworm cũng giống như ốc bươu vàng, nếu bắt ở ngoài tự nhiên về sử dụng thì được, nhưng nếu bắt ở tự nhiên mà đem đi bán cũng là vi phạm pháp luật. Còn nhân nuôi, vận chuyển vật nuôi không có trong danh mục này lại càng vi phạm. Địa phương nào để xảy ra tình trạng nuôi sâu Superworm thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Còn ông Võ Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, sẽ xử lý theo tinh thần hướng dẫn của Cục BVTV là tiêu hủy loài sâu này. “Đầu tuần sau, lực lượng của Chi cục đi điều tra, nắm lại tình hình, lập biên bản những hộ dân đang nuôi sâu. Hiện chúng tôi chờ để cho người dân tự tiêu hủy. Nếu chúng tôi kiểm tra lại phát hiện vẫn còn nuôi sẽ tổ chức tiêu hủy”.
Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.

Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.