Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.
Câu chuyện của anh bắt đầu từ năm 2000, khi anh nuôi thí điểm 7 khu với 2 loại rắn hổ mang trâu và hổ mang đen. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên số rắn chết rất nhiều. Năm 2008, theo anh đây là năm làm ăn thuận lợi nhất. Anh mua 120kg rắn hổ mang đen và hổ mang trâu giá 450.000 đồng/kg. Sau 10 tháng nuôi, anh xuất chuồng, trừ tất cả các khoản chi phí, anh vẫn còn 80 triệu đồng.
Giờ đây anh đã có 4 trang trại lớn với hơn 5.000 con, chưa kể rắn nuôi để sinh sản. Theo anh Vường, hổ mang trâu và hổ mang đen rất dễ nuôi vì thích nghi với thời tiết thay đổi. Thức ăn dễ tìm, chủ yếu là cóc, nhái, gà con. Rắn lớn nhanh. Rắn ăn mạnh từ tháng 5 - 6, đây cũng là thời kỳ rắn đẻ trứng nhiều. Mỗi con đẻ trên dưới 30 quả, cho ấp gần 2 tháng trứng nở.
Anh Vường cho biết, mỗi quả trứng giá 50.000 đồng, rắn con mới nở giá 150.000 đồng/con. Rắn khi xuất chuồng, trọng lượng hơn 2,5kg/con, giá trung bình từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg. Với giá này, mỗi năm gia đình anh Vường thu tiền tỷ. Và biệt danh "Vường rắn" được người dân Hưng Hà gắn cho anh.
Những kinh nghiệm tích luỹ sau bao năm nuôi rắn, anh không giữ riêng cho gia đình mình. Nhiều hộ trong thôn như gia đình anh Hà, chị Lan... nhờ anh hướng dẫn nay đã có của ăn của để.
Anh Vường cho biết, thôn Thống Nhất có hơn 500 hộ hiện tới già nửa các nhà nuôi rắn. Nhiều hộ trong thôn phát tài từ nuôi rắn. Rắn Thống Nhất đã có thương hiệu. Nhiều thương lái ở Hà Nội tìm đến chúng tôi để mua hàng".
Có thể bạn quan tâm

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.

Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học - kỹ thuật huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi ếch lai kết hợp nuôi cá trê vàng trong mùng lưới. Mô hình thực hiện thí điểm tại 2 xã Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú.

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.