Nuôi Rắn Thu Tiền Tỷ

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.
Câu chuyện của anh bắt đầu từ năm 2000, khi anh nuôi thí điểm 7 khu với 2 loại rắn hổ mang trâu và hổ mang đen. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên số rắn chết rất nhiều. Năm 2008, theo anh đây là năm làm ăn thuận lợi nhất. Anh mua 120kg rắn hổ mang đen và hổ mang trâu giá 450.000 đồng/kg. Sau 10 tháng nuôi, anh xuất chuồng, trừ tất cả các khoản chi phí, anh vẫn còn 80 triệu đồng.
Giờ đây anh đã có 4 trang trại lớn với hơn 5.000 con, chưa kể rắn nuôi để sinh sản. Theo anh Vường, hổ mang trâu và hổ mang đen rất dễ nuôi vì thích nghi với thời tiết thay đổi. Thức ăn dễ tìm, chủ yếu là cóc, nhái, gà con. Rắn lớn nhanh. Rắn ăn mạnh từ tháng 5 - 6, đây cũng là thời kỳ rắn đẻ trứng nhiều. Mỗi con đẻ trên dưới 30 quả, cho ấp gần 2 tháng trứng nở.
Anh Vường cho biết, mỗi quả trứng giá 50.000 đồng, rắn con mới nở giá 150.000 đồng/con. Rắn khi xuất chuồng, trọng lượng hơn 2,5kg/con, giá trung bình từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg. Với giá này, mỗi năm gia đình anh Vường thu tiền tỷ. Và biệt danh "Vường rắn" được người dân Hưng Hà gắn cho anh.
Những kinh nghiệm tích luỹ sau bao năm nuôi rắn, anh không giữ riêng cho gia đình mình. Nhiều hộ trong thôn như gia đình anh Hà, chị Lan... nhờ anh hướng dẫn nay đã có của ăn của để.
Anh Vường cho biết, thôn Thống Nhất có hơn 500 hộ hiện tới già nửa các nhà nuôi rắn. Nhiều hộ trong thôn phát tài từ nuôi rắn. Rắn Thống Nhất đã có thương hiệu. Nhiều thương lái ở Hà Nội tìm đến chúng tôi để mua hàng".
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.