Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ong lấy mật trong vườn cao su hai nông dân trúng lớn

Nuôi ong lấy mật trong vườn cao su hai nông dân trúng lớn
Ngày đăng: 16/04/2015

Phát triển nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành cơ hội làm giàu cho nhiều nông hộ.

Gắn với nghề nuôi ong lấy mật 3 năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Dương ở ấp 3, xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) đang có 1 trại ong với 400 đàn. Sau nhiều lần tìm địa điểm, từ tháng 1-2015, ông Dương đã chọn vườn cây cao su đang ra lá non của người bà con tại ấp 2, xã Minh Thành để đặt các thùng ong.

Tại đây, nhờ khí hậu tốt, nắng ấm kéo dài, dưới tán lá cao su râm mát, có nhiều lá non nên đàn ong phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng mật tốt. Cứ 8 ngày ông Dương thu mật một lần, với 400 đàn ong, mỗi lần thu được hơn 2,3 tấn mật. Trong năm nay, ông đã thu 9 lần, được hơn 22 tấn mật, với giá bán 40 ngàn đồng/kg mật cho công ty ong mật ở thành phố Hồ Chí Minh, trừ chi phí ông thu hơn 500 triệu đồng.

Gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp 1, xã Nha Bích cũng có 1 trại ong với hơn 300 đàn. Trước đây, gia đình anh đi thả ong trong các rẫy cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm nay, gia đình anh đã chuyển trại ong về nuôi dưới vườn cao su tại xã. Anh Tuấn cho biết: Nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bột đậu nành và một số phấn hoa.

Chỉ cần biết cho ăn điều độ thì ong sẽ chịu đi lấy mật trên lá cao su. Trong 3 tháng đầu năm 2015, trại ong của anh Tuấn đã thu trên 15 tấn mật, trừ chi phí anh thu hơn 400 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Nghề nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì để tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho ong. Có thể nói, nuôi ong lấy mật muốn thành công người nuôi phải biết di chuyển tùy theo mùa hoa để chọn nơi đặt ong thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Không Thể Trông Vào Một Thị Trường Không Thể Trông Vào Một Thị Trường

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay còn mở thêm khu vực đậu xe cho các thương lái, nhà vườn vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc đến chợ trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh ở chợ này cũng tiếc rẻ: “Nếu các tỉnh làm sớm hơn thì sẽ rất thuận lợi vì thời gian tiêu thụ kéo dài, đến thời điểm này nhiều đầu mối kinh doanh đã ký kết hợp đồng hết rồi”.

19/06/2014
Người Dân Phấn Khởi Vì Cà Phê Trúng Mùa, Được Giá Người Dân Phấn Khởi Vì Cà Phê Trúng Mùa, Được Giá

Từ giữa tháng 10 đến nay, gia đình ông Cao Văn Nam ở thôn 6, xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đang tất bật với công việc thu hoạch cà phê. Sau một năm vất vả chăm sóc, đến nay, gia đình ông ai cũng phấn khởi vì năm nay cà phê không những trúng mùa mà giá cả còn ổn định ở mức trên 41.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với vụ trước.

26/11/2014
Đổ Bỏ Hàng Trăm Tấn, Giá Cà Chua Tăng Vọt, Nông Dân... Chẳng Còn Gì Để Bán Đổ Bỏ Hàng Trăm Tấn, Giá Cà Chua Tăng Vọt, Nông Dân... Chẳng Còn Gì Để Bán

Trước đó, khi cà chua ở Lâm Đồng (chủ yếu ở huyện Đơn Dương) vào chính vụ thì giá mặt hàng này lại rớt thê thảm khiến hàng trăm tấn cà chua bị nông dân mang đi đổ.

19/06/2014
Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phát Triển Các Loại Cây Trồng Chủ Lực

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

26/11/2014
Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.

26/11/2014