Nuôi ong lấy mật trong vườn cao su hai nông dân trúng lớn

Phát triển nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành cơ hội làm giàu cho nhiều nông hộ.
Gắn với nghề nuôi ong lấy mật 3 năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Dương ở ấp 3, xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) đang có 1 trại ong với 400 đàn. Sau nhiều lần tìm địa điểm, từ tháng 1-2015, ông Dương đã chọn vườn cây cao su đang ra lá non của người bà con tại ấp 2, xã Minh Thành để đặt các thùng ong.
Tại đây, nhờ khí hậu tốt, nắng ấm kéo dài, dưới tán lá cao su râm mát, có nhiều lá non nên đàn ong phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng mật tốt. Cứ 8 ngày ông Dương thu mật một lần, với 400 đàn ong, mỗi lần thu được hơn 2,3 tấn mật. Trong năm nay, ông đã thu 9 lần, được hơn 22 tấn mật, với giá bán 40 ngàn đồng/kg mật cho công ty ong mật ở thành phố Hồ Chí Minh, trừ chi phí ông thu hơn 500 triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp 1, xã Nha Bích cũng có 1 trại ong với hơn 300 đàn. Trước đây, gia đình anh đi thả ong trong các rẫy cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm nay, gia đình anh đã chuyển trại ong về nuôi dưới vườn cao su tại xã. Anh Tuấn cho biết: Nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bột đậu nành và một số phấn hoa.
Chỉ cần biết cho ăn điều độ thì ong sẽ chịu đi lấy mật trên lá cao su. Trong 3 tháng đầu năm 2015, trại ong của anh Tuấn đã thu trên 15 tấn mật, trừ chi phí anh thu hơn 400 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Nghề nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì để tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho ong. Có thể nói, nuôi ong lấy mật muốn thành công người nuôi phải biết di chuyển tùy theo mùa hoa để chọn nơi đặt ong thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.