Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Năm 2014, sau khi được hỗ trợ đi tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi ong lấy mật ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Bến Tre, ông Thống bắt đầu nuôi ong.
Bước đầu, ông Thống đầu tư 20 triệu đồng để mua 10 thùng ong mật về nuôi. Tận dụng môi trường tự nhiên trong vườn nhà, ông Thống đặt các thùng ong ở những nơi có bóng râm, nhiều cây để ong thuận tiện tìm nguồn thức ăn thiên nhiên. Được chăm sóc tốt, chỉ sau 1 tháng nuôi, 10 thùng ong đã cho thu hoạch gần 30 lít mật, ông Thống bán với giá 200.000 đồng/lít.
Thấy hiệu quả kinh tế khá ổn định, ông Thống tăng thêm số lượng thùng ong nuôi. Nhưng lần này ông không mua con giống như ban đầu, mà tự nhân đàn. Từ 10 thùng ong ban đầu, đến nay ông Thống đã có 50 thùng ong và đang cho mật ổn định. Không chỉ nhân đàn, ông Thống còn tìm cách tạo ra ong chúa để gây kèo.
Ông Thống chia sẻ: “Nghề nuôi ong ở địa phương mình còn khá mới nên kinh nghiệm nuôi còn hạn chế. Song, nhờ có nguồn thức ăn cho ong trong tự nhiên khá dồi dào nên người nuôi ong giảm rất nhiều chi phí, sản lượng mật cũng đạt chất lượng”.
Nuôi ong là mô hình còn khá mới với người dân trong tỉnh. Vì vậy, muốn nhân rộng mô hình này, ngành chức năng các địa phương cần hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con; đồng thời tìm kiếm đầu ra ổn định để bà con yên tâm sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, cho rằng: “Trung tâm đang tìm kiếm đối tác để thu mua mật ong cho bà con. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người nuôi cách chăm sóc ong và thu hoạch mật để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu năm mới, có mặt tại các cảng cá Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi… của tỉnh Bình Định, chúng tôi ghi nhận được không khí nhộn nhịp của các tàu khai thác khơi xa vừa cập bến, tàu nào cũng đầy ắp cá, cùng với gương mặt rạng rỡ của ngư dân.

Theo ông Nguyễn Văn Thân- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ (Càng Long- Trà Vinh), hiện thanh long ruột đỏ “gai xanh” bán tại vườn giá 47.000 đ/kg, cao hơn thanh long ruột đỏ bình thường “gai đỏ” khoảng 5.000 đ/kg.

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

Đến hẹn lại lên, gió chướng về đồng nghĩa với mùa “săn” cá bông lau trên sông Hậu lại đến, khởi động từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng Tư âm lịch năm sau.

Chuẩn bị cho việc gieo cấy, xuống giống vụ hè thu năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các tỉnh tuân thủ chỉ đạo sản xuất của Bộ và lưu ý công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.