Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Năm 2014, sau khi được hỗ trợ đi tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi ong lấy mật ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Bến Tre, ông Thống bắt đầu nuôi ong.
Bước đầu, ông Thống đầu tư 20 triệu đồng để mua 10 thùng ong mật về nuôi. Tận dụng môi trường tự nhiên trong vườn nhà, ông Thống đặt các thùng ong ở những nơi có bóng râm, nhiều cây để ong thuận tiện tìm nguồn thức ăn thiên nhiên. Được chăm sóc tốt, chỉ sau 1 tháng nuôi, 10 thùng ong đã cho thu hoạch gần 30 lít mật, ông Thống bán với giá 200.000 đồng/lít.
Thấy hiệu quả kinh tế khá ổn định, ông Thống tăng thêm số lượng thùng ong nuôi. Nhưng lần này ông không mua con giống như ban đầu, mà tự nhân đàn. Từ 10 thùng ong ban đầu, đến nay ông Thống đã có 50 thùng ong và đang cho mật ổn định. Không chỉ nhân đàn, ông Thống còn tìm cách tạo ra ong chúa để gây kèo.
Ông Thống chia sẻ: “Nghề nuôi ong ở địa phương mình còn khá mới nên kinh nghiệm nuôi còn hạn chế. Song, nhờ có nguồn thức ăn cho ong trong tự nhiên khá dồi dào nên người nuôi ong giảm rất nhiều chi phí, sản lượng mật cũng đạt chất lượng”.
Nuôi ong là mô hình còn khá mới với người dân trong tỉnh. Vì vậy, muốn nhân rộng mô hình này, ngành chức năng các địa phương cần hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con; đồng thời tìm kiếm đầu ra ổn định để bà con yên tâm sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, cho rằng: “Trung tâm đang tìm kiếm đối tác để thu mua mật ong cho bà con. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người nuôi cách chăm sóc ong và thu hoạch mật để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
Có thể bạn quan tâm

Dù nguồn nước chưa đảm bảo cho sản xuất nhưng đến nay Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống hàng trăm ha lúa hè thu và nguy cơ thiệt hại rất khó lường.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng đề án để ngăn chặn chống nhập lậu.

“Gần 605ha rừng của chúng tôi là một lợi thế lớn cho sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong tương lai” - anh Trần Văn Minh (nông dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, Lai Châu) tâm sự.

Do sản xuất rải vụ, giảm áp lực thu hoạch rộ nên từ đầu năm đến nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long luôn ổn định mức trên 600.000 đ/tạ (60kg); có thời điểm giá khoai lên gần 1 triệu đồng/tạ. Trung bình mỗi công khoai thu hoạch khoảng 35 tạ. Với giá này, trừ chi phí nông dân thu lời hơn 50 - 100 triệu đồng/ha.

Hiện có gần 60.000ha lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nhiễm rầy, đặc biệt là rầy nâu trưởng thành.