Nuôi ong di động một vốn bốn lời

Về vùng đập Đầm xóm 11, xã Xuân Thành (Yên Thành - Nghệ An), thấp thoáng dưới những cánh rừng keo, tràm ngút ngàn, có hàng trăm tổ ong xếp ngay ngắn của những người nuôi ong di động.
Anh Thái Văn Hồng ở xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang miệt mài tạo “chúa” nhân đàn cho biết: Chúng tôi di chuyển đàn ong từ Tây Nguyên ra vùng đất Nghệ An từ tháng 5, giai đoạn này chủ yếu cho đàn ong hút mật hoa tràm, hoa keo.
Vùng đất đập Đầm sát bên là rú Gám với những cánh rừng nguyên sinh có vô vàn loài hoa, ong thỏa thuê để hút mật.
Anh Thái Văn Hồng, xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang tạo “chúa” nhân đàn ong.
Nghề nuôi ong di động sẽ rất hiệu quả nếu tìm được nơi nhiều hoa, gặp thời tiết tốt thì chẳng mấy chốc giàu.
Anh Hồng cho biết: Có những vụ hoa nở nhiều, không ảnh hưởng thời tiết, trời khô ráo, mùa hoa kéo dài, lại nhiều mật, cứ 5 - 7 ngày là thu được một lứa mật.
Hơn 300 thùng ong có trong vòng 4 - 5 tháng lãi trên 120 - 150 triệu đồng.
Nghề nuôi ong di động cần sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc hàng ngày là thường xuyên đảo cầu để mật lên đều, kiểm tra từng thùng ong xem ong có khỏe mạnh, lấy đủ lượng phấn hoa cần thiết hay không.
"Quá trình nuôi ong di động rất cần các khâu kỹ thuật, như hiện tượng sẻ đàn tự nhiên của ong và cách xử lý.
Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên.
Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong.
Đặc biệt là người nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn.
Khi ong chúa già cần thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang.
Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên...
Nghề nuôi ong di động nay đây mai đó ở những nơi heo hút, dựng lều lán ngay giữa bạt ngàn cánh rừng để canh ong.
Đợt này anh Hồng dựng trại nuôi ong di động ở gần đập Đầm, Xuân Thành (Yên Thành) có khá nhiều thuận lợi, gần khu dân cư, bà con cho nhờ điện để thắp sáng, nước sinh hoạt để tắm rửa.
May nhờ thời tiết thuận lợi nên từ tháng 5 đến nay đã thu về được khoảng trên 100 triệu đồng tiền mật ong.
Dự tính đến hết tháng 3/2016, anh Hồng lại đưa đàn ong di chuyển vào Tây Nguyên để hút mật hoa cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Xác định lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Chiêm Hóa đã khuyến khích bà con tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới... nhờ đó, diện tích lạc của huyện không ngừng được mở rộng trong những năm gần đây.

Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Nguyễn Xuân Hồng, đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand. Lãnh đạo từ Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao của Việt Nam cũng tham gia chứng kiến lễ ký.

Ngày 21/6, tại huyện Đan Phượng (TP Hà Nội), Bộ NN&PTNT phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị Phát triển sản xuất ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh phía Bắc.

Qua hai năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (2012 - 2013) toàn tỉnh có 20.239 hộ thoát nghèo, mỗi năm giảm gần 5% số hộ nghèo, nhưng có đến 9.196 hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo còn cao (23.039 hộ). Thực tế này đặt câu hỏi về hiệu quả và phương pháp triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

Doanh nghiệp “bội tín”, không chịu thu mua ớt đã khiến nhiều nông dân huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế rơi vào cảnh lo lắng, thấp thỏm đi tìm đầu ra cho sản phẩm.