Nuôi Ốc Hương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa)

Ốc hương thường hay bị dịch bệnh, gây tổn thất cho người nuôi nhưng nó vẫn được đánh giá là loài cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Trần Thanh Phong – xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) gắn bó với nghề nuôi trồng hải sản hàng chục năm nay. Trước đây gia đình ông đã từng nuôi các loài hải sản như tôm sú, tôm thẻ, cá chẽm… Sau một thời gian, ông nhận thấy hiệu quả của các đối tượng nuôi này mặc dù cao nhưng độ rủi ro cũng cao không kém. Cách đây 5 năm, qua tìm hiểu, ông Phong đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đìa của gia đình sang nuôi ốc hương thương phẩm.
Hiện tại gia đình ông nuôi hơn 4 sào ốc hương, chia làm 2 ao. Bình quân mỗi năm nuôi 2 vụ, mỗi vụ 6 tháng. Với sản lượng trên 20 tấn ốc hương thương phẩm, giá bán khoảng 160 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 2 tỷ đồng. Theo ông Phong: ốc hương là loài hải sản dễ nuôi nhưng yêu cầu kỹ thuật khá cao. Hàng ngày phải thay nước trong đìa nuôi và vệ sinh thường xuyên vì nguồn nước ô nhiễm sẽ gây ra dịch cho ốc. Thức ăn của ốc hương là các loài cá, cá con nhỏ nhưng phải tươi. Nuôi ốc hương đầu tư khá cao, mỗi sào khoảng 500 đến 700 triệu đồng tiền giống, công và thức ăn...
Xã Cam Thịnh Đông là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Trong khoảng 3 năm nay, diện tích nuôi ốc hương của địa phương không ngừng tăng, từ 6ha ban đầu đến nay toàn xã đã nhân rộng lên gần 50ha. Ông Lê Hữu Ngạn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh cho biết hướng của chính quyền địa phương là vận động bà con mở rộng thêm diện tích nuôi ốc hương vì thu nhập rất cao. Việc nuôi ốc hương ổn định hơn các loài nuôi khác như cá mũ, cá chẽm, tôm thẻ, tôm sú vì dịch bệnh ít xảy ra.
Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.

Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.

Tại Sóc Trăng, hiện nay, bưởi da xanh đang được thương lái thu mua với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/ kg và từ 43.000 - 50.000 đồng/kg bưởi Năm Roi, cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà vườn ở huyện Kế Sách, nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây ra nhiều dịch bệnh trên cây và trái, làm giảm năng suất và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường Tết sắp tới.