Nuôi Nhím Sinh Sản - Mô Hình Mới

Trong thời điểm giá cả thị trường đang gia tăng, nhất là thức ăn công nghiệp, nên một số nông dân không mặn mà lắm với nghề chăn nuôi heo. Cách nay 5 năm, ông Trần Văn Tam cùng con trai Trần Ngọc Bá, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 20 cặp nhím thử nghiệm.
Việc đầu tư mua con giống, xây dựng trang trại và đăng ký xin thủ tục nuôi động vật hoang dã với cơ quan chức năng được gia đình ông Tư Tam thực hiện nghiêm túc. Đây là mô hình nuôi nhím đầu tiên ở huyện Chợ Gạo
Với những kinh nghiệm học hỏi được qua sách báo và truyền hình, ông quyết tâm tìm ra một cách làm ăn mới, vừa làm vừa học hỏi và đúc rút dần kinh nghiệm. Ban đầu ông cùng con trai mua 1 cặp nhím con giá 15 triệu đồng, đến nay ông đã gầy ra được trên 50 cặp và hiện có 40 cặp bố mẹ, trong đó có những cặp nhím đã đẻ được vài lứa. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt.
Mỗi ngày, ông đều vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Mỗi năm một nhím mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con và sau khoảng 3 tháng, nhím con có thể cho xuất chuồng.
Với giá bán hiện tại là 12,5 triệu đồng/cặp, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu được khoảng hơn 100 triệu đồng. So với chăn nuôi heo trong thời điểm hiện tại thì mô hình của gia đình ông khẳng định được ưu thế nổi bật nhờ nguồn thức ăn sẵn có và công chăm sóc ít, dịch bệnh lại ít xảy ra.
Do là loài động vật hoang dã nên nhím mặc dù dễ nuôi, nhưng ông Tư Tam cũng phải chú ý một số điểm như khi chọn giống thì không nên chọn con bố và con mẹ cùng huyết thống, bên cạnh đó, con nhím mẹ mang thai khoảng 6 tháng, trong thời gian này cần cho ăn đầy đủ chất để nhím mẹ có đủ sức khoẻ.
Trên diện tích 2.000 m2 đất vườn, ông Trần Văn Tam cùng con trai chỉ dành 500 m2 đất để xây chuồng trại nuôi nhím, diện tích còn lại ông mua mai về trồng, trong vườn nhà ông có khoảng 30 gốc mai có giá trị từ 10 đến 100 triệu đồng.
Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi hàu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự như Quảng Yên (Quảng Ninh) vốn có nhiều cửa sông, ven biển, anh Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) quyết tâm đầu tư nuôi hàu bằng bè trên cửa sông. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Dũng đã đạt được thành công bước đầu, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.

Giá tôm thấp, cộng với sự e ngại WSSV và nhiệt độ sụt giảm, tất cả các lí do trên khiến trong năm 2015, ngành tôm Thái Lan sẽ bắt đầu phục hồi một cách chậm chạp. Nhiều chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề dịch bệnh ở Thái Lan.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.

Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.

Toàn huyện Phú Tân có 493 trạm biến áp, do quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp nhanh chóng của người dân, trước đây đã có tới 165 trạm quá tải. Thực hiện Dự án nâng cấp hệ thống điện góp phần phục vụ nuôi tôm công nghiệp, đơn vị đã triển khai nâng cấp trên 100 trạm biến áp và cơ bản hoàn thành trong 2 tháng nay.