Nuôi Nhím Sinh Sản - Mô Hình Mới

Trong thời điểm giá cả thị trường đang gia tăng, nhất là thức ăn công nghiệp, nên một số nông dân không mặn mà lắm với nghề chăn nuôi heo. Cách nay 5 năm, ông Trần Văn Tam cùng con trai Trần Ngọc Bá, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 20 cặp nhím thử nghiệm.
Việc đầu tư mua con giống, xây dựng trang trại và đăng ký xin thủ tục nuôi động vật hoang dã với cơ quan chức năng được gia đình ông Tư Tam thực hiện nghiêm túc. Đây là mô hình nuôi nhím đầu tiên ở huyện Chợ Gạo
Với những kinh nghiệm học hỏi được qua sách báo và truyền hình, ông quyết tâm tìm ra một cách làm ăn mới, vừa làm vừa học hỏi và đúc rút dần kinh nghiệm. Ban đầu ông cùng con trai mua 1 cặp nhím con giá 15 triệu đồng, đến nay ông đã gầy ra được trên 50 cặp và hiện có 40 cặp bố mẹ, trong đó có những cặp nhím đã đẻ được vài lứa. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt.
Mỗi ngày, ông đều vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Mỗi năm một nhím mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con và sau khoảng 3 tháng, nhím con có thể cho xuất chuồng.
Với giá bán hiện tại là 12,5 triệu đồng/cặp, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu được khoảng hơn 100 triệu đồng. So với chăn nuôi heo trong thời điểm hiện tại thì mô hình của gia đình ông khẳng định được ưu thế nổi bật nhờ nguồn thức ăn sẵn có và công chăm sóc ít, dịch bệnh lại ít xảy ra.
Do là loài động vật hoang dã nên nhím mặc dù dễ nuôi, nhưng ông Tư Tam cũng phải chú ý một số điểm như khi chọn giống thì không nên chọn con bố và con mẹ cùng huyết thống, bên cạnh đó, con nhím mẹ mang thai khoảng 6 tháng, trong thời gian này cần cho ăn đầy đủ chất để nhím mẹ có đủ sức khoẻ.
Trên diện tích 2.000 m2 đất vườn, ông Trần Văn Tam cùng con trai chỉ dành 500 m2 đất để xây chuồng trại nuôi nhím, diện tích còn lại ông mua mai về trồng, trong vườn nhà ông có khoảng 30 gốc mai có giá trị từ 10 đến 100 triệu đồng.
Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm

Giá bán tôm thẻ tắng hiện 128.000 đồng một kg, loại 60 – 70 con một kg trong lúc cá tra hiện được thu mua khoảng 25.000 đồng một kg.

Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Việt Nam (WWF-VN) đã tổ chức hội thảo "Nâng cao nhận thức về sản xuất cá tra bền vững tại ĐBSCL".

Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.