Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng
Ngày đăng: 27/06/2012

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này.

Sau nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, vợ chồng chị Thao mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Đầu năm 2007, với số tiền 100 triệu đồng dành dụm được, vợ chồng chị Thao quyết định vay thêm ngân hàng và người thân gần 80 triệu đồng tiến hành quy hoạch, xây dựng trang trại, chia thành những ô riêng biệt với hệ thống chuồng trại khép kín, đúng kĩ thuật.

Từ những con giống ban đầu, đến nay gia đình chị Thao đã có hơn 50 con nhím với 22 nhím cái đang trong thời kỳ sinh sản, 10 nhím đực và 18 nhím con; thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm từ bán nhím giống. Riêng năm 2011, gia đình chị Thao xuất bán được 15 cặp nhím giống với giá đỉnh điểm có cặp lên đến 40 triệu đồng/cặp, trừ chi phí gia đình chị thu được gần 300 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm nay, trang trại nuôi nhím của gia đình chị Thao đã xuất bán được 12 cặp nhím giống con, với giá thị trường 6 - 7 triệu đồng/cặp, thu hơn 100 triệu đồng .

Là một trong số những gia đình được chị Thao chuyển giao và nhân rộng mô hình nuôi nhím, anh Lê Quang Dũng, thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Trước năm 2009, bản thân tôi cũng như những nam thanh niên ở đây chủ yếu là đi biển hoặc đi xuất khẩu lao động. Nhưng khi biết mô hình nuôi nhím của chị Nguyễn Thị Thao tôi đã đến tìm hiểu và mua 15 con nhím giống từ trang trại của chị về nuôi. Chị Thao rất nhiệt tình chỉ bày cho chúng tôi những kinh ghiệm và kĩ thuật nuôi cũng như xây dựng chuồng trại. Bắt tay vào nuôi nhím tôi thấy công việc này dễ, khỏe và thu nhập ổn định hơn đi biển, nhu cầu thị trường ngày càng mạnh nên bản thân tôi cũng rất yên tâm về đầu ra”.

Chị Thao cho biết, hiện nay, trên thị trường giá cả giống nhím bố mẹ dao động từ 30 - 40 triệu đồng/cặp, nuôi từ 1 đến 1 năm rưỡi là nhím có thể sinh sản được. Nhím mẹ mỗi năm sinh sản khoảng 2 lần và mỗi lần có thể sinh từ 1 đến 3 con. Nhím lớn nhanh, chỉ 2 tháng tuổi đã nặng từ 2 – 3.5 kg, sau một năm có thể lên tới 10 kg. Nhím giống con khoảng 2 tuổi có thể xuất bán, với giá từ 6 - 7 triệu đồng/cặp; từ 3 - 5 tháng tuổi có giá từ 13 – 15 triệu đồng/cặp.

Nhím là động vật hoang dã, ăn tạp, có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với môi trường, ít bị bệnh. Khi đầu tư xây dựng chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ, thức ăn cho nhím chủ yếu là các loại rau, củ, quả. Một ngày có thể cho nhím ăn 3 lần, nhưng do nhím là loài động vật ăn đêm nên bữa ăn tối là bữa ăn chính. Nhím cũng không nên nuôi quá béo, vì béo quá nhím khó sinh sản được, một chuồng có thể nuôi 2 nhím cái, 1 nhím đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Với Cây Mãng Cầu Xiêm Làm Giàu Với Cây Mãng Cầu Xiêm

Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

12/04/2013
Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

13/04/2013
Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình) Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình)

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

13/04/2013
Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Diện Tích Trồng Đậu Nành Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

13/04/2013
Nghĩ Từ Việc Nuôi Tôm Ở Trung Giang (Quảng Trị) Nghĩ Từ Việc Nuôi Tôm Ở Trung Giang (Quảng Trị)

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.

15/04/2013