Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Trong Bể Xi-Măng Mô Hình Mới Đầy Triển Vọng

Nuôi Lươn Trong Bể Xi-Măng Mô Hình Mới Đầy Triển Vọng
Ngày đăng: 09/12/2013

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, ngụ tại ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng. Để thực hiện mô hình này, ông đã đến tận huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh mua giống về nuôi. Bước đầu ông nuôi thử nghiệm chỉ có hai bể xi-măng, diện tích khoảng 12 m2, thả 100 kg lươn giống (mỗi kí-lô-gam khoảng 20 con).

Hiện lươn đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt 3-8 con/kg, khoảng nửa tháng nữa ông sẽ xuất bán.

Ông Hoàng cho biết: “Quan trọng nhất là phải xử lý đúng độ pH, trong quá trình nuôi mỗi ngày thay nước và cho ăn hai lần. Nước bơm vào không được nóng quá".

Theo ông Hoàng, thức ăn của lươn là các loài cá tạp rất dễ tìm như cá phi, cá biển mua ở chợ về xay nhuyễn. Bể nuôi lươn có diện tích tốt nhất từ 6-10 m2, thành tường xi-măng cao khoảng 0,8 m, nền lát gạch tàu, có cống thoát nước thuận tiện.

Giữa bể lót 3 lớp sàn tre, mỗi lớp được kê cách nhau bởi một cục gạch ống, tạo khoảng cách cho lươn trú ngụ. Nước trong bể cao khoảng 0,3 m là tốt nhất. Được biết, mô hình được nông dân các tỉnh bạn thực hiện rất thành công.

Ông Phan Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết: “Đây là mô hình triển vọng. Nếu có hiệu quả, Hội Nông dân thành phố sẽ tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân nhân rộng để phát triển kinh tế gia đình”.

Hiện nay, trên địa bàn TP Cà Mau có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn. Hầu hết đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ một vài bể, đến thời điểm này lươn nuôi đều phát triển tốt.

Đây là mô hình dễ thực hiện, chỉ cần một diện tích đất nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, thu hoạch nhanh, giá trị kinh tế cao. Từ những lợi ích đó, bà con nông dân cần nghiên cứu và thực hiện.


Có thể bạn quan tâm

Lại ồ ạt phát triển hồ tiêu hệ lụy khó lường Lại ồ ạt phát triển hồ tiêu hệ lụy khó lường

Vài năm qua, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đã “ưu tiên” đưa cây tiêu lên vị trí “đầu bảng” trong nhóm các loại cây để phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh diện tích cây hồ tiêu như hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, nguy cơ mất giá...

27/11/2015
Đột kích kho thức ăn chăn nuôi nghi có chất cấm Đột kích kho thức ăn chăn nuôi nghi có chất cấm

Dù chưa được cấp phép lưu hành nhưng một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tung lượng hàng “khủng” ra thị trường

27/11/2015
Hạt điều Việt Nam trở thành ông trùm thế giới Hạt điều Việt Nam trở thành ông trùm thế giới

Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu,ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ranước ngoài.

27/11/2015
Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh

Trong bối cảnh Việt Nam và Australia cùng tham gia Hiệp định TTP, giao thương nông sản giữa 2 quốc gia sẽ tăng tốc mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn đối với nông sản Việt sang thị trường này.

27/11/2015
Liên kết để tạo ra nông sản an toàn Liên kết để tạo ra nông sản an toàn

Câu chuyện hàng nông sản sạch đang trở thành vấn đề “nóng”. Độ nóng của nó từ các vụ phát hiện thịt heo thối, thịt heo trộn “chất siêu nạc”, trái cây “tẩm thuốc”... đến sự lo lắng của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội.

27/11/2015