Nuôi Lươn Trong Bể... Bê Tông, Thu Tiền Triệu

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.
Ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), ông Nguyễn Văn Hoàng là người tiên phong phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Trước đó, qua tìm hiểu, ông Hoàng tìm được đầu mối cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn trong bể bê tông từ ông Đoàn Kim Sơn - chủ trại giống Sơn Ca ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM).
Ông Hoàng cho biết, đợt đầu tiên ông mua 100kg lươn giống thả nuôi trong 2 bể, diện tích mỗi bể 6m2. Sau 4 tháng nuôi, lươn tăng từ 20 con/kg lên 3 con/kg và có thể thu hoạch. Hiện, giá lươn trên thị trường khoảng 130.000 đồng/kg, ông Hoàng cũng không phải mang lươn đi tiêu thụ mà có xe của trang trại Sơn Ca đến tận nơi thu mua.
Ông Hoàng hào hứng chia sẻ: “Trước mắt với 2 bể đang nuôi, tui thấy rất khả quan, chừng vài hôm nữa là có thể thu hoạch. Ước tính sau khi trừ chi phí, tui cũng lời ít nhất 30 triệu đồng. Hiện tui đã xây thêm 5 bể nuôi để chuẩn bị thả thêm 300kg giống”.
Cũng theo ông Hoàng, kỹ thuật nuôi lươn rất đơn giản. Mỗi đợt thả nuôi, chỉ cần cho nước vào bể, ngâm cho nước có độ nhớt nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn. Cần chú ý với lươn dưới 2 tháng nuôi thì phải thay nước mỗi ngày 1 lần, sau đó thay nước 2 lần/ngày, sáng từ 6 - 7 giờ, chiều từ 4 - 5 giờ.
Lươn là loài ăn tạp nên thức ăn không quá kén chọn, có thể cho lươn ăn các loại cá biển, cá phi. Với 100kg lươn giống, lượng thức ăn khoảng 4 kg/ngày, hỗn hợp thức ăn được xay nhuyễn với tỷ lệ 30% cám viên và 70% cá. Ông Hoàng cho biết thêm: Hiện giá cá phi khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, cá biển 5.000 - 6.000 đồng/kg. Nếu mua được thức ăn cho lươn rẻ thì bà con sẽ càng lời nhiều. Hiện tui đã thả nuôi cá phi tại nhà để tiện cung cấp thức ăn cho lươn và giảm chi phí.
Ông Dương Văn Nhất – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cà Mau cho biết: “Nuôi lươn trong bể bê tông là một mô hình mới nhưng đã bước đầu cho thấy có hiệu quả hơn so với mô hình nuôi lươn trong bùn truyền thống. Hiện Hội Nông dân TP.Cà Mau cũng đang theo dõi chặt chẽ mô hình và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.